Quyền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có bị hạn chế không?

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành – là loại chứng khoán có kỳ hạn một năm trở lên xác định nghĩa vụ nợ với người nắm giữ. Nhà đầu tư ở vai trò chủ nợ cho doanh nghiệp, vay một số vốn đúng bằng số tiền bỏ ra mua trái phiếu.Doanh nghiệp có trách nhiệm trả lãi định kỳ và hoàn toàn bộ vốn khi đến ngày đáo hạn. Vậy quyền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có bị hạn chế không? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Quyền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có bị hạn chế không?

Tpdn 1649571366785231283937 0 78 360 654 Crop 1649571389668637908779

Quyền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có bị hạn chế không?

1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

2. Quyền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có bị hạn chế không?

Bộ Tài chính vừa hoàn thành dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP với nhiều quy định nhằm quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Dự thảo nghị định mới có những thay đổi lớn về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ, nhằm bảo vệ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ, cũng như hạn chế nguy cơ từ tình trạng lạm dụng huy động vốn qua kênh này.

Cụ thể, đối với giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Nghị định quy định, trái phiếu bị hạn chế giao dịch trong phạm vi 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.

Dự thảo Nghị định bổ sung điều kiện về giới hạn khối lượng phát hành trái phiếu theo hướng doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính quý gần nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, giới hạn khối lượng phát hành, nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, tiềm ẩn rủi ro cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu.

Trường hợp doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu thì lựa chọn kênh phát hành ra công chúng, với tiêu chuẩn, điều kiện cao hơn và công khai, minh bạch hơn.

Nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp chia nhỏ phát hành trái phiếu thành nhiều đợt với nhiều mã khác nhau cho các nhà đầu tư cá nhân, lách quy định về phạm vi phát hành riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư và hạn chế giao dịch trong vòng 1 năm, dự thảo Nghị định bổ sung điều kiện đợt phát hành trái phiếu sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu là 6 tháng và quy định trái phiếu phát hành trong mỗi đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.

Dự thảo Nghị định quy định về lãi suất phát hành. Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định lãi suất phát hành trái phiếu không được vượt quá mức lãi suất theo quy định tại Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015 (không quá 20%/năm - PV), quy định lãi suất phát hành trái phiếu là chi phí lãi vay của doanh nghiệp khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế.

Dự thảo Nghị định được xây dựng và ban hành theo quy trình thủ tục rút gọn để sớm triển khai thực hiện.

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, đây là giải pháp mang tính cấp bách để quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tăng trưởng “nóng”, các doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

3. Một số câu hỏi thường gặp 

Thời điểm nào là tốt nhất để đầu tư trái phiếu?

Thông thường trái phiếu là loại tài sản có lãi suất cố định, do đó nếu nắm giữ đen dáo hạn bạn sẽ được hưởng lãi suất như cam kết. Tuy nhiên, bạn còn có thể có thêm lãi vốn nếu sau khi đầu tư trái phiếu mà lãi suất lại vào xu hướng giảm. Đó là bởi giá trái phiếu tăng khi lãi suất giảm và bạn có thể bán được với giá cao hơn lúc mua trước khi đến hạn.

Nên mua trái phiếu chính phủ hay trái phiếu doanh nghiệp?

Trái phiếu doanh nghiệp có ưu điểm nổi bật hơn hẳn đó là lãi suất cao. Nhưng rủi ro kèm theo lại rất lớn. Xét về ưu thế lãi suất thì nên mua trái phiếu doanh nghiệp. Bởi họ cung cấp mức lãi suất rất hấp dẫn cho nhà đầu tư. Xét về ưu thế an toàn thì nên chọn mua trái phiếu chính phủ bởi đây là trái phiếu của Nhà nước nên sẽ yên tâm về độ an toàn hơn.

Nên mua trái phiếu ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp?

Với ngân hàng thì hoạt động ổn định, tăng trưởng đều hơn. Đặc biệt là nguy cơ phá sản rất thấp bởi được giám sát từ Ngân hàng Nhà nước. Vậy nên khi mua trái phiếu ngân hàng sẽ có độ rủi ro thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên lợi tức từ trái phiếu ngân hàng lại tương đối thấp (từ 7-9%/năm).

Còn đối với trái phiếu doanh nghiệp khi phát hành đều đưa ra mức lãi suất rất cao. Vậy nên lợi tức khi nhà đầu tư đầu tư trái phiếu sẽ rất lớn. Thế nhưng nguy cơ phá sản cũng như làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp là rất cao.

Xem thêm:Thông tư hướng dẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Xem thêm: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quyền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có bị hạn chế không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo