Pháp quyền là gì? Những thông tin cần chú ý [Cập nhật 2024]

Pháp quyền là gì? Mỗi quốc gia có những điều kiện cụ thể khác nhau nên việc xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền ở từng nước cũng không giống nhau. Ở mỗi quốc gia, chế độ pháp lý đều có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Do đó, tạo nên sự phong phú về cách tiếp cận khái niệm Nhà nước pháp quyền hay "pháp quyền là gì". Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để có cách hiểu khái quát hơn về pháp quyền. Mời bạn theo dõi.

Pháp quyền là gì
Pháp quyền là gì

1. Pháp quyền là gì?

Hiện nay, khái niệm pháp quyền hay nhà nước pháp quyền có rất nhiều cách tiếp cận dẫn đến nhiều học thuyết về Nhà nước pháp quyền. Nhiều nhà nghiên cứu đã cùng đưa ra một nhận xét như sau: "Pháp quyền là một thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất và cũng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau". Tuy nhiên, điểm chung giữa các tư tưởng, học thuyết này là đều thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội nhằm đảm bảo dân chủ, hạn chế sự tùy tiện, độc đoán và bảo vệ các quyền của con người.

Khái niệm nhà nước pháp quyền được đưa ra lần đầu tiên bởi các Luật gia với tư cách là một khái niệm dùng để chỉ một thể loại nhà nước chuyên biệt với đặc trưng chủ yếu là thượng tôn luật pháp và có sự phân chia quyền lực trong nhà nước. Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm về nhà nước pháp quyền. Theo cách hiểu chung nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước mà mọi người, mọi tổ chức, bao gồm cả các cơ quan nhà nước, bất kể có cương vị ra sao trong xã hội, đều đặt mình dưới pháp luật và chịu sự điều chỉnh, phán xét của pháp luật.

Từ góc độ luật học, khái niệm nhà nước pháp quyền chủ yếu được xem xét ở khía cạnh vai trò của pháp luật trong nhà nước cũng như sự bình đẳng của nhà nước với công dân dưới sự tác động của luật pháp. Với việc nhấn mạnh vai trò của pháp luật, pháp luật được xây dựng phải đảm bảo rằng tôn trọng các quyền cơ bản của người dân như: tự do cá nhân, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do đi lại,...

Để khắc phục tình trạng lạm quyền, chuyên quyền khi quyền lực tập trung trong tay cá nhân hoặc một nhóm lợi ích, nguyên tắc phân quyền được coi là một trong những nét đặc trưng quan trọng của nhà nước pháp quyền. Quyền lực nhà nước được chia làm 03 bộ phận: lập pháp, hành pháp, tư pháp và do các cơ quan nhà nước tương ứng đảm nhiệm. Sự phân chia này có tác dụng kiểm soát và đối trọng quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân không bị lạm dụng.

2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp.

Thứ ba, Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật. Bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội.

Thứ tư, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất. Có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: Lập pháp; Hành pháp và tư pháp. Dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước (Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013).

Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội.

3. Những câu hỏi thường gặp. 

3.1. Nhà nước pháp quyền là gì?

Nhà nước là  tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.

nhà nước pháp quyền được hiểu đơn giản là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí, phù hợp với quyền tự nhiên của con người. 

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nhà nước pháp quyền. Ngay tại Việt Nam, quan niệm về nhà nước pháp quyền cũng khá phong phú. Chẳng hạn, nhà nước pháp quyền là toàn thể một quổc gia có trách nhiệm thực hiện công lí, phục tùng pháp luật và quan tâm đặc biệt đến việc tôn trọng các quyền của con người và nguyên tắc tương ứng.

3.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?

Khác với nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là "thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.

3.3. Ví dụ về nhà nước pháp quyền?

Ví dụ: Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Mọi chủ thể, bao gồm cả người dân và nhà nước đều bị điều chỉnh bởi pháp luật và đều phải tuân thủ theo pháp luật. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực

Nhà nước, công dân đều thừa nhận tính tối cao của pháp luật. Pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân.

Hệ thống pháp lý nước ta bao gồm các văn bản pháp luật mà trong đó Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất đều quy định về các quyền con người, quyền tự do dân chủ, điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ công lý, lẽ phải, quyền và lợi ích của mọi chủ thể.

Tất cả hệ thống văn bản pháp luật nước ta khi được ban hành đều phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục. Nội dung các quy định pháp luật phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, chứa đựng những giá trị văn hóa của quốc gia, dân tộc. Đồng thời các văn bản pháp luật này cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu pháp quyền là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

✅ Kiến thức: Pháp quyền là gì
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo