Công ty Luật ACC hân hạnh giới thiệu bài viết chuyên sâu "Pháp nhân là gì? Điều kiện thành lập pháp nhân nước ngoài," cung cấp thông tin hữu ích và chi tiết cho các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến việc thành lập pháp nhân tại Việt Nam và nước ngoài. Bài viết không chỉ giúp độc giả hiểu rõ khái niệm pháp nhân mà còn cung cấp hướng dẫn cụ thể về quy trình và các điều kiện cần thiết để thành lập pháp nhân nước ngoài, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các giao dịch pháp lý như một cá nhân. Việc thành lập pháp nhân mang lại nhiều lợi ích như tạo ra sự tin cậy trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý cho tổ chức và các thành viên. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, bài viết của ACC cung cấp một cái nhìn toàn diện, từ định nghĩa pháp nhân, các loại hình pháp nhân đến các quy định pháp luật liên quan.
Bên cạnh đó, bài viết còn tập trung vào điều kiện và quy trình thành lập pháp nhân nước ngoài. Để thành lập một pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về hồ sơ pháp lý, vốn đầu tư, và các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh. ACC cung cấp hướng dẫn chi tiết từng bước, từ việc chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn, đến việc xin giấy phép đầu tư và hoàn tất các thủ tục liên quan.
Với kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực pháp luật, ACC cam kết cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và dễ hiểu, giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư nắm bắt cơ hội kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn. Hãy cùng khám phá bài viết "Pháp nhân là gì? Điều kiện thành lập pháp nhân nước ngoài" của ACC để trang bị cho mình kiến thức pháp lý cần thiết và chuẩn bị tốt nhất cho việc thành lập pháp nhân tại Việt Nam và nước ngoài.
Pháp nhân là gì? Điều kiện thành lập pháp nhân nước ngoài
I. Pháp nhân là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định nội dung về pháp nhân thông qua Chương IV. Tuy nhiên Bộ luật này lại không đưa ra định nghĩa cụ thể về pháp nhân là gì. Thay vào đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định:
"1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập."
Theo đó, có thể hiểu đơn giản, pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định bao gồm: Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
II. Những doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, ở Việt Nam hiện có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
Trong số các loại hình doanh nghiệp này, chỉ có duy nhất doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân bởi theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó.
Việc chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân.
Mặt khác theo khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân cũng không thể tham gia một số quan hệ pháp luật một cách độc lập bởi chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án...
Các loại hình doanh nghiệp còn lại đều có tư cách pháp nhân.
III. Tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài
Trong pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chẳng hạn, theo khoản 3 Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2005, “Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Quy định này được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 tại khoản 2 Điều 47 theo đó “công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Quy định trên được áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng không áp dụng cho doanh nghiệp nước ngoài. Thực ra, khoản 1 Điều 765 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập”. Bộ luật dân sự năm 2015 có sự thay đổi nhưng về cơ bản vẫn kế thừa quy định vừa nêu vì khoản 1 và 2 Điều 676 quy định “quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch”.
Do đó, việc xác định doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không cũng không nên được xác định theo pháp luật Việt Nam mà nên “theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập”. Do đó, việc xác định “Giấy phép đăng ký kinh doanh không phải là căn cứ để xác định tư cách pháp nhân của Nguyên đơn” là thuyết phục, chúng ta không thể lấy quy định cho doanh nghiệp Việt Nam để áp đặt cho doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, khi tham gia giao dịch với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam không nên dựa vào pháp luật Việt Nam để xem xét tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài.
Nói tóm lại, khi xác lập giao dịch với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam không thể xem xét tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trên cơ sở các quy định về tư cách pháp nhân được áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Việc đánh giá tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nước ngoài cần được tiến hành trên cơ sở pháp luật nước ngoài có liên quan.
IV. Thành lập pháp nhân tại Việt Nam
Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.
Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
2. Đại diện của pháp nhân
Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện.
Nội dung bài viết:
Bình luận