Tư cách pháp lý công ty con của doanh nghiệp Nhà nước

Hẳn bạn đọc không còn xa lạ gì với thuật ngữ Doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên không phải ai cũng có góc nhìn và cách hiểu đúng đắn. Vậy tư cách pháp lý công ty con của doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

Tư cách pháp lý công ty con của doanh nghiệp Nhà nước

Tư cách pháp lý công ty con của doanh nghiệp Nhà nước

1. Doanh nghiệp Nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn. Trong khi các chi tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nước thường phải chịu trách nhiệm của xã hội, hoạt động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của nền kinh tế. Điều đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp tư nhân.

2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước

2.1. Theo nguồn vốn

Từ ngày 01/01/2021, khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, các doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được xem là doanh nghiệp nhà nước:

2.1.1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2.1.2. Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2.2. Theo mô hình kinh doanh

Theo điều 88 luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình sau:

  • Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
  • Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước  hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.

3. Tư cách pháp lý công ty con của doanh nghiệp nhà nước

Công ty con là đơn vị có tư cách pháp nhân, có hạch toán độc lập và chịu sự kiểm soát của một công ty khác gọi là công ty mẹ. Quyền kiểm soát là quyền chi phối chính sách tài chính và hợp đồng của Doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hợp đồng của Doanh nghiệp đó.

Công ty con là một cá thể pháp nhân độc lập, có mã số thuế riêng và hoạt động kinh doanh riêng theo kế hoạch và chiến lược của các bên giữa công ty mẹ – công ty con.

Khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hợp đồng, giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con: “2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty Con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.”

Trong trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó. Trường hợp này, người quản lý công ty mẹ phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

Bên cạnh đó, công ty mẹ và công ty con thực hiện chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, còn có chi phối lẫn nhau thông qua bí quyết công nghệ, thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những công ty con do doanh nghiệp nhà nước thành lập sẽ không được coi là những doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020

Như vậy, với mô hình công ty mẹ – công ty con thì công ty con sẽ là công ty bị chi phối, phụ thuộc nhiều bởi công ty mẹ, ngoài ra công ty con phải tuân thủ các quy định về:

  • Công ty con không được tham gia đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Và các công ty con của cùng công ty mẹ không được cùng nhau tham gia góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
  • Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sỡ hữu ít nhất 65% vốn của nhà nước thì không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

4. Những hạn chế và thách thức đối với công ty con của doanh nghiệp Nhà nước

Công ty con của doanh nghiệp Nhà nước phải đối mặt với một số hạn chế và thách thức đặc thù, bao gồm:

  • Sự phụ thuộc vào công ty mẹ: Công ty con thường bị hạn chế về quyền tự chủ trong các quyết định chiến lược và tài chính, phải tuân theo chỉ đạo từ công ty mẹ, dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.
  • Cơ chế quản lý phức tạp: Do chịu sự kiểm soát của Nhà nước và công ty mẹ, công ty con phải tuân theo nhiều quy trình hành chính, pháp lý phức tạp, gây tốn kém thời gian và chi phí vận hành.
  • Áp lực tuân thủ quy định pháp luật nghiêm ngặt: Công ty con phải tuân thủ các quy định pháp luật khắt khe về quản lý, tài chính, kế toán, và báo cáo, tạo ra những thách thức về việc duy trì tính minh bạch và tuân thủ.
  • Khó khăn trong việc thu hút đầu tư: Với tư cách là một công ty con của doanh nghiệp Nhà nước, việc thu hút đầu tư từ các nguồn bên ngoài có thể bị hạn chế do lo ngại về quyền tự chủ và quản lý không tối ưu.
  • Chậm đổi mới và thích ứng: Công ty con của doanh nghiệp Nhà nước có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh do quy trình phê duyệt phức tạp và sự ràng buộc từ công ty mẹ.
  • Sự giám sát từ nhiều phía: Ngoài sự giám sát từ công ty mẹ, công ty con còn phải chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ từ các cơ quan Nhà nước, gây áp lực lớn về trách nhiệm quản lý và hoạt động kinh doanh.

Những hạn chế này đòi hỏi công ty con thuộc doanh nghiệp Nhà nước phải tìm cách cân bằng giữa việc tuân thủ quy định và phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Những hạn chế và thách thức đối với công ty con của doanh nghiệp Nhà nước

Những hạn chế và thách thức đối với công ty con của doanh nghiệp Nhà nước

5. Vai trò của công ty con trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp Nhà nước

Công ty con đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp Nhà nước với những điểm chính sau:

  • Mở rộng quy mô và thị trường: Công ty con giúp doanh nghiệp Nhà nước mở rộng hoạt động kinh doanh vào các lĩnh vực mới hoặc thị trường khác, từ đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
  • Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Thông qua việc thành lập các công ty con, doanh nghiệp Nhà nước có thể cung cấp đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh.
  • Tối ưu hóa nguồn lực: Công ty con cho phép doanh nghiệp Nhà nước tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, phân bổ vốn và nhân sự hợp lý hơn để đạt được hiệu quả cao nhất trong các hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện chiến lược đổi mới: Các công ty con thường có khả năng linh hoạt hơn trong việc áp dụng công nghệ mới và đổi mới sản phẩm, giúp doanh nghiệp Nhà nước duy trì tính cạnh tranh trong môi trường thị trường thay đổi nhanh chóng.
  • Đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững: Công ty con có thể thực hiện các dự án phát triển bền vững, xã hội và môi trường, góp phần vào mục tiêu chung của doanh nghiệp Nhà nước trong việc phát triển kinh tế và xã hội.
  • Cải thiện hiệu quả quản lý: Công ty con giúp phân chia và quản lý rủi ro tốt hơn, cho phép doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào các lĩnh vực chính và cải thiện khả năng quản lý tổng thể.
  • Tạo động lực phát triển và đổi mới: Công ty con thường thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, khuyến khích các ý tưởng mới và cải tiến quy trình làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Công ty con, vì vậy, không chỉ là một phần mở rộng của doanh nghiệp Nhà nước mà còn là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện và phát triển chiến lược kinh doanh bền vững.

6. Một số câu hỏi thường gặp về tư cách pháp lý của công ty con doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước có thể thành lập bao nhiêu công ty con?

Doanh nghiệp Nhà nước có thể thành lập nhiều công ty con, tuy nhiên, số lượng và lĩnh vực hoạt động cần tuân thủ quy định của pháp luật và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Công ty con có thể tự quyết định về hoạt động kinh doanh không?

Công ty con có quyền tự quyết định trong một số lĩnh vực, nhưng vẫn phải tuân thủ sự chỉ đạo và chiến lược chung từ doanh nghiệp mẹ.

Có cần phải thông báo cho cơ quan Nhà nước khi thành lập công ty con không?

Có, doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện các thủ tục thông báo và đăng ký theo quy định của pháp luật khi thành lập công ty con.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về tư cách pháp lý công ty con của doanh nghiệp nhà nước, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình quản trị doanh nghiệp trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo