Nhượng quyền thương mại là gì? Để có thể hiểu hơn về pháp luật về nhượng quyền thương mại quốc tế, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé.
Pháp luật về nhượng quyền thương mại quốc tế
1. Luật thương mại quốc tế là gì ?
Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động thương mại quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và những nguyên tắc pháp lý nhất định. Trong thời kỳ đầu tiên hình thành quan hệ thương mại quốc tế, thông qua việc trao đổi mua bán giữa các thương nhân của các nước khác nhau, những hành vi thương mại của các thương nhân này được điều chỉnh bởi chính các thoả thuận của họ. Những thỏa thuận này được gọi là "thỏa thuận quân tử", bởi vì nó được những thương nhân xác lập và tôn trọng thực hiện. Sau này, khi có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động thương mại quốc tế, những quy định pháp luật được nhà nước ban hành trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thương nhân và bảo vệ quyền lợi của nhà nước.
Hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ và các đối tượng trao đổi khác trong thương mại. Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (sau đây gọi tắt là Luật thương mại năm 2005) thì:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi (khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005).
Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định trên cơ sở của ba dấu hiệu là:
+ Chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau;
+ Sự kiện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài và
+ Đối tượng của quan hệ thương mại như hàng hóa, dịch vụ hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài.
Như vậy, Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định trên cơ sở của ba dấu hiệu là: Chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài và đối tượng của quan hệ thương mại như hàng hoá, dịch vụ hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài.
Như vậy, Luật Thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.
2. Nhượng quyền thương mại quốc tế là gì?
Việc nhượng quyền quốc tế có thể hiểu một bên trong quan hệ này là chủ thể nước ngoài. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì đây sẽ là hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Hoạt động này bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
Điểm đặc biệt của việc nhượng quyền này chính là không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền. Thay vào đó chỉ việc phải tiến hành chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế được hiểu là sự thỏa thuận có yếu tố nước ngoài giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền về nội dung của hợp đồng; nghĩa vụ và quyền lợi của các bên; giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán; thời hạn hiệu lực của hợp đồng; gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp;….
3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế có đặc điểm gì?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế hay còn gọi là hợp đồng có yếu tố nước ngoài có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là thương nhân Việt Nam hay thương nhân nước ngoài, chủ thể trong hợp đồng cũng cần thỏa mãn các điều kiện giống như chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại nói chung
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và ngôn ngữ là tiếng Việt. Chỉ có trường hợp đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài mà bên nhượng quyền là thương nhân Việt Nam và bên nhận quyền là thương nhân nước ngoài, tức là hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì ngôn ngữ có thể theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên.
Thứ ba, về nội dung hợp đồng
Pháp luật thương mại Việt Nam không ấn định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp về mặt nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài. Các bên chủ thể của hợp đồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.
Nội dung của hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà các bên chủ thể thỏa thuận áp dụng. Nếu các bên chủ thể không thỏa thuận pháp luật áp dụng thì nội dung hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.
Thứ tư, về việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài hoàn toàn có thể được giải quyết bởi cơ quan tài phán nước ngoài và hoàn toàn có khả năng bị chi phối bởi hệ thống pháp luật nước ngoài và các điều ước quốc tế có liên quan.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về pháp luật về nhượng quyền thương mại quốc tế. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận