Pháp lệnh luật sư 37/2001/PL-UBTVQH10

Pháp lệnh Số 37/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001 luật sư đã được ban hành để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tư vấn pháp luật của cá nhân, tổ chức, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và phát triển cũng như củng cố đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò của luật… Để có thêm thông tin về Pháp lệnh luật sư 37/2001/PL-UBTVQH10, bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Hotrophaply
Pháp lệnh luật sư 37/2001/PL-UBTVQH10

1. Luật sư là ai?

Ngay tại điều 1 pháp lệnh luật sư 2001 đã ghi rõ:

Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật.

Bằng hoạt động của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế XHCN.

Luật sư là người có trình độ, kiến thức pháp luật. Được đào tạo chính quy, cơ bản.

luật sư là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bào chữa, tư vấn pháp luật.

Luật sư không những được đào tạo kiến thức pháp luật mà họ còn được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề. Chính vì thế hơn ai hết họ là người giúp đỡ bị can, bị cáo hoặc tư vấn pháp luật cho tổ chức, cá nhân về mặt pháp lý có hiệu quả nhất.

2. Tình trạng pháp lý của Pháp lệnh luật sư 37/2001/PL-UBTVQH10

  • Số ký hiệu: 37/2001/PL-UBTVQH10
  • Ngày ban hành: 25/07/2001
  • Loại văn bản: Pháp lệnh
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2001
  • Nguồn thu thập: Công báo số 37
  • Ngày đăng công báo: 08/10/2001
  • Ngành: Tư pháp
  • Lĩnh vực: Bổ trợ tư pháp
  • Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
  • Chủ tịch: Nguyễn Văn An
  • Phạm vi: Toàn quốc
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Lý do hết hiệu lực: Bị hết hiệu lực bởi Luật 65/2006/QH11 Luật sư
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2007

3. Một số nội dung Luật luật sư sửa đổi năm 2012

Đào tạo nghề luật sư (Điều 12):

Luật Luật sư năm 2006 quy định thời gian đào tạo nghề luật sư là 06 tháng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư đã điều chỉnh thời gian đào tạo này lên 12 tháng. Bên cạnh đó, thời gian tập sự hành nghề luật sư được rút ngắn từ 18 tháng xuống còn 12 tháng nhằm đảm bảo tổng thời gian đào tạo nghề luật sư và thời gian tập sự hành nghề vẫn là 24 tháng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng luật sư và phát triển hợp lý số lượng luật sư. Ngoài ra, việc thay đổi thời gian đào tạo nghề luật sư nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chủ trương đào tạo chung ba chức danh Thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư trong thời gian tới theo ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tại Thông báo số 03-TB/CCTP ngày 29/12/2011 về việc cần thiết phải đào tạo chung ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư để tạo mặt bằng kiến thức chung cho những đối tượng này, góp phần thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà; tạo điều kiện mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên và việc chuyển đổi các chức danh này theo định hướng của Đảng về cải cách tư pháp.

Tập sự hành nghề luật sư (Điều 14):

Hiên nay người tập sự hành nghề luật sư ít được cọ sát với vụ việc thực tế. Để tạo điều kiện cho người tập sự được rèn luyện về kỹ năng hành nghề của luật sư, khắc phục bất cập của Luật hiện hành về chế định người tập sự, quy định về tập sự hành nghề luật sư Điều 14 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng cho phép người tập sự hành nghề luật sư được thực hiện một số công việc giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp như được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn; nhưng không được đại diện, bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và chất lượng của hoạt động luật sư, quá trình thực hiện những công việc này của người tập sự hành nghề luật sư được đặt dưới sự giám sát của luật sư hướng dẫn, do luật sư hướng dẫn chịu trách nhiệm và phải được khách hàng đồng ý. Bên cạnh đó, điều luật cũng bổ sung các điều kiện của luật sư hướng dẫn như điều kiện về số năm kinh nghiệm hành nghề luật sư, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Luật sư. Đồng thời, điểm mới trong quy định về tập sự hành nghề luật sư là tại cùng một thời điểm, một luật sư không được hướng dẫn quá ba người tập sư. Điều này tạo điều kiện cho người tập sự được quan tâm, hướng dẫn, từ đó được rèn luyện về kỹ năng hành nghề của luật sư, bảo đảm chất lượng tập sự hành nghề luật sư, qua đó nâng cao chất lượng luật sư.

Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư (Điều 27):

Luật Luật sư năm 2006 (Điều 27) quy định khi tham gia tố tụng hình sự, dân sự, hành chính luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận tham gia tố tụng. Quy định này được sửa đổi theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính như sau:

Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng.

 Khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa, luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Mặc dù vẫn giữ lại quy định về cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư nhưng quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư đã có những điểm mới như sau:

- Thứ nhất, việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư chỉ áp dụng đối với trường hợp luật sư tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa;

- Thứ hai, quy định rõ những người có quyền yêu cầu luật sư theo đó không chỉ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà bất kỳ người nào cũng có quyền yêu cầu luật sư;

- Thứ ba, thời hạn cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư cũng được quy định theo hướng rõ ràng hơn. Cụ thể là trong thời hạn ba ngày làm việc hoặc 24 giờ đối với trường hợp tạm giữ, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư;

- Thứ tư, quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện trong trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận người bào chữa;

- Thứ năm, nhằm đơn giản hoá tối đa thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa để tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư trong việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện nay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư quy định hai loại giấy tờ (Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người khác hoặc văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân trong trường hợp tham gia tố tụng vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý) thay vì ba loại giấy tờ như quy định của Luật Luật sư năm 2006. Quy định này phù hợp với các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và tố tụng hình sự. Ngoài ra, để người tập sự hành nghề luật sư có cơ hội cọ xát thực tiễn, Luật bổ sung quy định về việc tham gia tố tụng của người tập sự hành nghề luật sư trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính và vụ án hình sự.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo