Một trong những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh một số vấn đề quan trọng là pháp lệnh. Vậy pháp lệnh là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh? Các thông tin có liên quan đến pháp lệnh sẽ được ACC đề cập trong bài viết sau đây để giúp bạn giải đáp pháp lệnh là gì. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết bổ ích này ngay nhé.
1. Pháp lệnh là gì?
Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật được uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp được pháp luật quy định cụ thể. Những vấn đề mà pháp luật ban hành là những vấn đề quan trọng nhưng mang tính chất dễ thay đổi và chưa ổn định hoặc chưa có luật điều chỉnh trong quan hệ xã hội đó.
Xét về thứ bậc thì pháp lệnh được xem là văn bản dưới luật, giá trị pháp lý thì sau Hiến pháp, luật và là loại văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật sau luật.
Pháp lệnh được xem là có giá trị khi được trên nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý và được thông qua. Sau khi đó, pháp lệnh có hiệu lực tính kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố (chậm nhất là 15 ngày tính kể từ ngày được thông qua) loại trừ trường hợp ngày có hiệu lực được quy định trong tại pháp lệnh đó hay là Chủ tịch nước cần trình Quốc hội biểu quyết lại.
2. Đặc điểm của pháp lệnh
Pháp lệnh mang đặc điểm của các văn bản quy phạm pháp luật khác như:
- Pháp lệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện ban hành.
- Pháp lệnh là biểu hiện của ý chí nhà nước.
- Pháp lệnh được đảm bảo rõ ràng bằng quyền lực của nhà nước và bắt buộc người dân phải thi hành.
- Pháp lệnh là những quy tắc xử sự chung.
- Ngoài ra, pháp lệnh còn có khả năng điều chỉnh những quan hệ xã hội chưa có luật điều chỉnh. Quyền hạn này được quốc hội giao.
3. Nội dung cơ bản của pháp lệnh
Một pháp lệnh thông thường khi ban hành sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
- Cơ sở để ban hành pháp lệnh.
- Các nội dung chính: những quy định chung và quy định cụ thể. Nội dung quy định cụ thể thường sẽ quy định về các hành vi đối tượng điều chỉnh, hành vi của những cán bộ công chức, các hành vi chế tài,…
- Về phần kết thúc của pháp lệnh: có các nội dung điều khoản bị bãi bỏ hay sửa đổi hoặc điều khoản có hiệu lực,…
Một số ví dụ về pháp lệnh:
- Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng.
Pháp lệnh này quy định về phạm vi, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, của người có công với cách mạng.
- Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân.
Pháp lệnh này quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân (sau đây gọi chung là biện pháp xử lý hành chính); trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại; khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu pháp lệnh là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với vấn đề bạn cần tìm hiểu. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận