Pháp điển hóa là gì? (Cập nhật 2022)

Pháp điển hóa là gì?

Pháp điển hoá là một thuật ngữ khá chuyên ngành trong lĩnh vực pháp lý, vì vậy khiến nhiều người gặp khó khăn khi tiếp xúc những vấn đề liên quan đến thuật ngữ này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu pháp điển hoá là gì? Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Pháp điển hoá là gì
1.Pháp điển hoá là gì?

Thuật ngữ Pháp điển (codification) có gốc là một từ Latin “Codex” - là sách đóng gáy - một phát minh của người La Mã nhằm thay thế cho sách ống cuộn trước đó. Như vậy, pháp điển từ thời cổ đại có nghĩa là tập hợp các văn bản pháp lý có cùng một chủ đề dưới hình thức một “Codex”- cuốn sách. Thuật ngữ pháp điển hoá cũng không còn xa lạ trong cả lý luận và thực tiễn pháp lý quốc tế. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, "Pháp điển” là một từ Việt cũ, một danh từ dùng để chỉ một bộ luật, tương tự như chữ "Code” trong tiếng Anh.

Pháp điển hoá hiểu đơn giản là việc tập hợp và “biến tấu” lại những quy phạm pháp luật sao cho phù hợp với đường lối, chính sách pháp luật của cơ quan nhà nước. Trong quy trình đó sẽ loại bỏ những quy định lỗi thời, mâu thuẫn, bổ sung những quy định mới nhằm hoàn thiện pháp luật.

2.Phân loại pháp điển hoá

Có nhiều cách phân loại nhưng nhìn chung có thể chia thành pháp điển hoá hình thức và pháp điển hoá nội dung.

-Đối với pháp điển hoá hình thức:

Cách thức pháp điển gần giống như hoạt động lập pháp thông thường. Trong đó hoạt động cơ bản là tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật tại nhiều văn bản khác nhau thành các bộ luật theo từng chủ đề, với bố cục logic, phù hợp, có thể kèm theo những sửa đổi, điều chỉnh cần thiết nhằm làm cho các quy định này phù hợp với nhau.

-Đối với pháp điển hoá nội dung: cách thức này so với cách thức pháp điển hoá hình thức có lẽ phức tạp hơn. Bởi không chỉ cần sắp xếp, tổng hợp mà còn cần phải điều chỉnh, loại bỏ, bổ sung thay thế các quy phạm sao cho phù hợp với hoàn cảnh tồn tại phát triển của đất nước, phù hợp với giai cấp lãnh đạo, với đường lối chính sách pháp luật.

3. Pháp điển và những lợi ích?

Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 theo (Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị), Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị), công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề đang đặt ra như hệ thống pháp luật còn rất phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc; số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành rất lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Trong điều kiện đó, việc xây dựng Bộ pháp điển ở Việt Nam là hết sức cần thiết, góp phần tạo bước chuyển biến mới về chất của hệ thống pháp luật, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời, Bộ pháp điển góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, tính công khai, minh bạch cũng như nâng cao sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật. Cụ thể:
- Tiện lợi trong việc tìm kiếm, tra cứu, thỏa mãn nhu cầu sử dụng và tìm hiểu các quy định của pháp luật
Công tác pháp điển là việc sắp xếp các quy phạm pháp luật vào các đề mục trong các chủ đề với phạm vi nội dung được xác định rõ ràng, ổn định, có tính hệ thống cao. Theo quy định của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thì Bộ pháp điển của Việt Nam được cấu trúc theo chủ đề, hiện nay, Bộ pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45, trong đó, mỗi chủ đề chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực, ví dụ: Chủ đề số 1. An ninh quốc gia; chủ đề số 2. Bảo hiểm; chủ đề số 3. Bưu chính, viễn thông; chủ đề số 4. Bổ trợ tư pháp … Trong trường hợp cần thiết và phù hợp, Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề mới theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục, mỗi đề mục chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Cấu trúc của đề mục dựa theo bố cục của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội thuộc nội dung của đề mục. Ngày 06/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg phê duyệt danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, theo đó, Bộ pháp điển chứa đựng 265 đề mục thuộc 45 chủ đề. Trong mỗi đề mục có thể có các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm và nội dung các quy phạm pháp luật được đưa vào bởi các văn bản sử dụng để pháp điển.
Mỗi đề mục trong Bộ pháp điển là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Các quy phạm pháp luật này tồn tại ở nhiều văn bản khác nhau được sắp xếp theo một trật tự nhất định như: Lựa chọn, sắp xếp các điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Trường hợp có nhiều điều của một văn bản cùng quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp các điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành lần lượt theo số thứ tự của các điều trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; trường hợp một điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhiều điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đầu tiên; đối với các điều còn lại thì được chỉ dẫn đến điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được sắp xếp ở trên; trường hợp có nhiều điều của nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một điều của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thì sắp xếp các điều này ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu pháp lý từ cao xuống thấp hoặc theo thứ tự về thời gian ban hành đối với các văn bản có cùng hình thức; trường hợp trong văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có điều không hướng dẫn cụ thể điều nào của văn bản được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì sắp xếp điều này ngay sau điều có nội dung liên quan nhất của văn bản được quy quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành…
Đối với các trường hợp mà quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến nhau nhưng lại được pháp điển ở hai vị trí cách xa nhau trong một đề mục hoặt thậm trí trong các đề mục, các chủ đề khác nhau thì được chỉ dẫn là “Điều này có nội dung liên quan đến điều …”. Với cấu trúc và tính chất của Bộ pháp điển như vậy có thể nói rằng góp phần tích cực, hiệu quả, giúp người dân, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước dễ dàng, thuận tiện trong tìm kiếm, tra cứu các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực.
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật
Sau khi Chính phủ thông qua từng phần của Bộ pháp điển thì kết quả đó được đăng tải và duy trì thường xuyên, liên tục trên Cổng thông tin điện tử pháp điển và được sử dụng miễn phí. Đây là Cổng thông tin độc lập, đăng tải Bộ pháp điển, do Nhà nước giữ bản quyền và giao Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, duy trì hoạt động. Như vậy, Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước được xây dựng và duy trì dưới hình thức là một Bộ pháp điển điện tử, đây là một hình thức tiên tiến, tiết kiệm và rất phù hợp, bảo đảm tính linh hoạt của Bộ pháp điển trước những thay đổi thường xuyên của hệ thống pháp luật trong giai đoạn phát triển như hiện nay. Bên cạnh đó, Bộ pháp điển là kết quả của việc thực hiện pháp điển trong khuôn khổ khoản 2 Điều 93 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 nên không có giá trị pháp lý thay thế các văn bản gốc được pháp điển. Tuy nhiên, do các quy phạm pháp luật được pháp điển đã được rà soát, bảo đảm còn hiệu lực và đầy đủ, lại có chỉ dẫn cụ thể nên Bộ pháp điển có tác dụng rất lớn, có giá trị sử dụng tin cậy trong áp dụng và thực hiện pháp luật. Mặt khác, Bộ pháp điển được xây dựng theo quy định của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, do Nhà nước giữ bản quyền. Qua đó, Bộ pháp điển sẽ góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Điều này xuất phát từ hai yếu tố cơ bản: (1) Bộ pháp điển chỉ bao gồm các quy định do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành đang có hiệu lực, do đó, người dân có thể tin tưởng rằng tất cả các quy định do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành đang có hiệu lực đều nằm trong Bộ pháp điển; (2) khi cần tìm hiểu để áp dụng pháp luật trong một lĩnh vực nhất định, về cơ bản, người dân chỉ cần tìm hiểu các quy định trong các chủ đề, đề mục nhất định của Bộ pháp điển. Qua đó, Bộ pháp điển góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như góp phần nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.
- Pháp điển góp phần nâng cao tính thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống quy phạm pháp luật
Các quy phạm pháp luật từ cấp Thông tư trở lên đang còn hiệu lực (trừ Hiến pháp và các quy định thuộc về bí mật nhà nước) được thực hiện pháp điển theo một quy trình nhất định, bảo đảm các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực phải được tập hợp đầy đủ, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, phù hợp, từ đó phát hiện những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp để có các biện pháp xử lý kịp thời. Như vậy, có thể nói rằng, kết quả pháp điển các đề mục, các chủ đề trong Bộ pháp điển giúp cơ quan lập pháp, cơ quan soạn thảo có cái nhìn tổng thể, toàn diện về thực trạng hệ thống pháp luật hiện nay, từ đó các điều luật được xây dựng sẽ phù hợp và thống nhất với các quy định trong hệ thống pháp luật, hạn chế được trường hợp các văn bản hướng dẫn thi hành trái với quy định của cấp trên, mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định của pháp luật khác.

4.Các câu hỏi thường gặp

Pháp điển hoá có bao nhiêu hình thức?

Trả lời: Pháp điển hoá có nhiều hình thức, nhiều quan điểm cho rằng pháp điển hoá có hai hình thức là pháp điển hoá nội dung và pháp điển hoá hình thức.

Một số tồn tại, hạn chế?

Một là, đối tượng của hoạt động pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật chưa chính xác về mặt khoa học: Đối tượng của hoạt động pháp điển hóa được quy định tại Điều 2, Pháp lệnh Pháp điển năm 2012, đó là “các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực…”.

Hai là, kết quả pháp điển hóa bằng việc xây dựng các bộ luật còn hạn chế: Pháp luật hiện hành thực hiện pháp điển hóa hình thức, với sản phẩm là Bộ pháp điển, nhưng lại chưa đề cập tới sản phẩm của hoạt động pháp điển hóa nội dung là bộ luật, mặc dù sự ra đời của các bộ luật như Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, hay Bộ luật Dân sự năm 2015… đều là sản phẩm của hoạt động pháp điển hóa.

Khuyến nghị đối với hoạt động pháp điển hoá hệ thống quy phạm pháp luật ở Việt Nam

Một là, xác định rõ đối tượng của hoạt động pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật là các điều luật hay các quy phạm pháp luật, cũng như phương thức pháp điển hóa áp dụng tại Việt Nam hiện nay là hình thức hay nội dung hay cả hai. Từ đó, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế Pháp lệnh Pháp điển năm 2012.

Hai là, xây dựng một thiết chế riêng chịu trách nhiệm về công tác pháp điển hóa, với một cơ quan chỉ đạo đóng vai trò là đầu mối nghiên cứu xây dựng các quy định, kế hoạch cụ thể, điều phối triển khai và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ tại các đơn vị, bộ, ngành.

Ba là, xây dựng đội ngũ nhân sự pháp điển hóa thuộc biên chế ổn định và chuyên trách tại các đơn vị, bộ, ngành, thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu để nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự này, hướng tới sử dụng lâu dài, ngay cả sau khi đã hoàn thành Bộ pháp điển hiện hành.

Bốn là, sửa đổi, bổ sung quy định về kinh phí, định mức chi cho hoạt động pháp điển hóa theo hướng cao hơn so với hiện nay, phù hợp với mức sống của người dân trong xã hội, để đội ngũ nhân sự có thể yên tâm làm công tác, bảo đảm tính hiệu quả và chất lượng cho hoạt động pháp điển.

Năm là, tiếp tục tiếp thu những kinh nghiệm thực hiện công tác pháp điển hóa tại một số quốc gia khác trên thế giới như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Singapore; Lựa chọn những quy định và mô hình pháp điển hóa để xây dựng và hoàn thiện mô hình pháp điển hóa phù hợp với tình hình chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được Pháp điển hoá là gì? Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bài viết khác như bị vong lục gì?, liều hấp thụ là gì? Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp điển hoá
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo