Pháp chế là gì? Nguyên tắc pháp chế hiện nay như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của ACC để tìm hiểu thêm thông tin về hoạt động này nhé.
1. Pháp chế là gì?
Nếu pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, thì pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, cũng do đó có thể nói đến đời sống pháp chế, tình trạng pháp chế của một nước.
2. Pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.
Khi nói đến pháp chế, chúng ta không dễ để đưa ra được một định nghĩa đầy đủ vì nội hàm của khái niệm này rất rộng, nó bao hàm:
- Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh;
- Việc thực hiện pháp luật của cá nhân, tổ chức;
- Giá trị to lớn trong quản lí nhà nước nói chung, trong quản lí hành chính nhà nước nói riêng, nếu:
- Pháp chế được bảo đảm thông qua đường lối chính tri của đảng cầm quyền. Đường lối chính trị của đảng không chỉ xác định phương hướng, mục tiêu mà còn xác định phạm vi nội dung các vẩh đề cơ bản để pháp luật thể chế hoá;
- Pháp chế được bảo đảm thông qua các biện pháp xã hội và đạo đức, bởi vì nguồn gốc của pháp chế là pháp luật. Pháp luật khồng chỉ được bảo vệ và củng cố bởi các biện pháp cưỡng chế nhà nước mà nó còn chịu sự tác động của các biện pháp giáo dục quần chúng, bằng phong trào quần chúng, bằng dư luận xã hội, bằng truyền thống văn hóa và đạo đức con người. Các yếu tố này liên quan mật thiết với nhau tạo nên tổng thể các biện pháp để củng cố và duy trì pháp chế.
- Pháp chế được bảo đảm thông qua chế độ kinh tế của xã hội. Pháp chế và chế độ kinh tế luôn quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ tích cực cho nhau. Nếu xây dựng chế độ kinh tế tách rời quá trình bảo đảm pháp chế thì không những chế độ kinh tế ấy không có điều kiện tồn tại mà pháp chế cũng không có ý nghĩa gì trong thực tế. Pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở hài hoà, thống nhất với chế độ kinh tế của xã hội đó.
- Sau cùng, pháp chế được bảo đảm thông qua các yếu tố pháp lí như thể chế pháp lí, chế định pháp lí, công cụ pháp lí, hình thức và các biện pháp pháp lí. Đây chính là những bảo đảm pháp lí cơ bản có tác dụng thiết thực để xây dựng Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện quyền công dân, quyền con người.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ được giao;
- Có nguồn kinh phí đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công cuộc đổi mới để thực hiện pháp luật, để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân, coi đó là điều kiện tiên quyết để đưa pháp luật vào cuộc sống và người lao động có đủ điều kiện để tự bảo vệ mình. Muốn vây, công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật phải được coi trọng, phải được thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau;
- Xử lí nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm pháp luật bất kể họ là ai, ở cấp nào để khẳng định pháp luật là công bằng, bất kì cơ quan, tổ chức và cá nhân nào cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể nhưng pháp luật cũng là phương tiện để Nhà nước ta xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm lợi ích của xã hôi và con người;
- Tiến hành nhiều hình thức, phương pháp và biện pháp của một nhóm đối tượng quản lí nhất định cũng không được trái với Hiến pháp và văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
- Phải không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất và cơ chế để người lao động, không phân biệt địa vị xã hội, có thể thực hiện tốt các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đặc biệt là các quyền tự do mà Hiến pháp và pháp luật quy định. Muốn vây, mọi quy định của Nhà nước phải bắt nguồn từ lợi ích của dân, tạo điều kiện đổ dân bàn bạc và tham gia một cách đông đảo nhất.
3. Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Các biện pháp bảo đảm pháp chế được xây dựng và thực hiện trong thực tế phải quán triệt những nguyên tắc sau đây:
– Quán triệt nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật
Dựa trên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý toàn bộ xã hội một cách tập trung và thống nhất. Pháp chế bảo đảm tính thống nhất và tập trung đó, tính thống nhất của pháp chế phản ánh sự thống nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, đồng thơi phản ánh ý chí thống nhất của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nguyên tắc pháp chế thống nhất đòi hỏi trước hết phải bảo đảm địa vị tối cao của luật, nghĩa là từ việc xây dựng pháp luật đến việc chấp hành pháp luật, luôn luôn phải xuất phát từ luật trên cơ sở luật để thi hành luật.
Đối với cơ quan Nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan kinh tế hay cơ quan tư pháp đều phải như vậy. Các văn bản quy phạm do các cơ quan Nhà nước ban hành không được trái với luật. Ngay đối với cơ quan lập pháp là Quốc Hội khi ban hành luật cũng phải phù hợp với Hiến pháp, đạo luật cơ bản của Nhà nước (Trừ trường hợp khi Quốc hội thấy cần thiết phải ra luật sửa đổi hoặc bổ xung Hiến pháp).
– Tất cả các văn bản pháp luật của Nhà nước đều phải được quản triệt để tôn trọng và chấp hành một cách nghiêm chỉnh, không có một ngoại lệ nào đối với các quy phạm còn có hiệu lực, chưa được hủy bỏ hoặc sửa đổi
Một khi pháp luật đã được ban hành theo đúng thẩm quyền và đúng thể thức do Nhà nước quy định thì không có ai có thể nói rằng nên hay không nên tuân theo và chấp hành pháp luật đó. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chấp hành pháp luật một cách triệt để, vô điều kiện. Thái độ tự do , tùy tiện trong việc chấp hành pháp luật là trái với nguyên tắc pháp chế và không phù hợp với bản thân cơ sở kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là chấp hành đúng lời văn và tinh thần của các quy phạm pháp luật. Coi nhẹ bất kỳ mặt nào cũng dễ dẫn tới sai lầm trong thực tiễn (dù tự giác hay không tự giác). Nhưng nghiêm chinh chấp hành pháp luật không có nghĩa là chấp hành một cách hình thứ, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi một mặt phải chấp hành triệt để các quy phạm pháp luật.
Mặt khác vận dụng các quy phạm pháp luật ấy sao cho phù hợp với nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong từng giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội chủ nghĩa.
– Mọi người phải bình dăng trước pháp luật – pháp luật bình đẳng trước mọi người
Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa không thừa nhận bất cứ một đặc quyền nào trong lĩnh vực thực hiện pháp luật. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có một pháp luật và mội kỷ luật của Nhà nước cho tất cả mọi người.
Đảng viên và những người ngoài Đảng, người lãnh đạo và người bị lãnh đạo không phân biệt dân tộc hay tôn giáo tất cả đều có nghĩa vụ tuần theo pháp luật và có quyền đòi hỏi người khác, cơ quan khác phải tôn trọng và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của minh. Pháp luật đã ban hành mọi người đều phải thi hành như nhau. Ai vi phạm đều bị xử bình đẳng.
– Bảo vệ các quyền và tự do của công dân đã được pháp luật quy định
Trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam công dân có những quyền dân chủ đã được Hiến pháp quy định. Cùng với việc chăm lo đời sống nhân dân, các cơ quan Nhà nước phải được tôn trọng và bảo đảm những quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định đảm bảo thực tế của các quyền tự do của công dân, ngăn chặn kịp thời đồi với mọi sự vi phạm các quyền. Nó là một trong những yêu cầu quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các công dân khi sử dụng các quyền tự do, khi được pháp luật trao cho, không được gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và xã hội, cũng như lợi ích của các công dân khác. Nhà nước phải thường xuyên quan tâm tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền và tự do của công dân một cách có hiệu quả.
Bảo đảm pháp chế là một nội dung của hoạt động quản lí nhà nước và cũng là một hình thức kiềm chế, đối trọng trong việc thực thi quyền lực nhà nước hiện nay. Thực hiện tốt công tác giám sát là đòi hỏi cấp thiết của nhà nước pháp quyền ở nước ta.
4. Những câu hỏi thường gặp
Người làm công tác pháp chế là gì?
Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế?
Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Phòng pháp chế là gì?
Phòng pháp chế là một bộ phận thuộc tổ chức nhất định, bộ phận này có chức năng tham mưu, tư vấn pháp lý cho ban quản lý của đơn vị trực thuộc về những vấn đề liên quan đến pháp luật trong hoạt động kinh doanh sản xuất.
Quy định chung về pháp chế?
Có thể phân biệt pháp luật và pháp chế một cách rõ ràng bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trât tự xã hội nhất định, còn pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước
Trên đây là một vài thông tin về Nguyên tắc pháp chế. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn
Nội dung bài viết:
Bình luận