Những ngày gần đây mạng xã hội dậy sóng với những tin tức giết người với tính chất cực kì man rợ. Đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Cụ thể, để biết rõ thêm về tội giết người, thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của ACC. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm giải quyết và tư vấn các vấn đề liên quan đến hình sự. Mời các bạn tham khảo!
1. Giết người là gì?
Hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.
Lưu ý: Đối với trường hợp đã sử dụng vũ lực để giết người nhưng không làm cho người bị hại chết thì vẫn bị xem là hành vi giết người vì đã thực hiện đến giai đoạn cuối. Chỉ khác nhau là kết quả. thì hành vi này được gọi là giết người giai đoạn chưa hoàn thành.
2. Quy định của pháp luật về tội giết người
Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội giết người nhưng không mô tả các dấu hiệu của tội danh này. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, có thê định nghĩa tội giết người là hành vi cô ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phân tích tội giết người theo quy định Bộ luật hình sự 2015
Trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS), tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 được phân tích như sau:
- Mục đích của hành vi phạm tội:
+ Tội giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.
- Xác định mức độ, cường độ tấn công
+ Tội giết người: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.
- Vị trí tác động trên cơ thể:
+ Tội giết người: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,...
- Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác.
+ Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.
- Yếu tố lỗi:
+ Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.
-Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.
3.1. Mặt khách quan của tội giết người
Hanh vi khách quan của tội giết người là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống.Tuy nhiên, cần phân biệt với các trường hợp: nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát; nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
3.2. Mặt chủ quan của tội giết người
Người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
3.3. Khách thể của tội giết người
Hành vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.
3.4. Chủ thể của tội giết người
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thể của tội giết người.Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
4. Tội giết người được xác định là loại tội phạm gì?
Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau:
“Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ căn cứ vào loại tội phạm để xác định. Cụ thể về tội giết người như sau:
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm
Tội phạm rất nghiêm trọng: thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm
Tội phạm nghiêm trọng: thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm."Theo đó, tội giết người có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình nên là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tội giết người cấp độ 2 là một khái niệm còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về quy định của pháp luật liên quan đến tội giết người cấp độ 2 được quy định như thế nào nhé!
5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người là bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
“ Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.”Do đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người là 20 năm.
6. Mức hình phạt cao nhất đối với người dưới 18 tuổi giết người là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cụ thể trường hợp trên thì là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tức với người dưới 18 tuổi phạm tội giết người sẽ chỉ bị phạt tù có thời hạn.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội giết người đối với người dưới 18 tuổi thì sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất là:
+ Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình: Mức hình phạt cao nhất không quá 18 năm tù;
+ Nếu là tù có thời hạn: Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.
7. Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
Trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS), tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người được quy định tại Điều 123 và Điều 134. Hai tội danh này có những điểm khác nhau như sau:
7.1. Mục đích của hành vi phạm tội
+ Tội giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.
+ Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.
7.2. Xác định mức độ, cường độ tấn công
+ Tội giết người: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.
+ Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.
7.3. Vị trí tác động trên cơ thể
+ Tội giết người: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,...
+ Tối cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v...
7.4. Vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác
+ Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.
7.5. Yếu tố lỗi
+ Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.
+ Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.
- Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.
-Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.
Tội giết người phân ra nhiều cấp độ và cấp độ 3 là cấp độ thấp nhất của tội giết người. Vậy hãy cùng công ty luật ACC tham khảo bài viết dưới đây để biết tội giết người cấp độ 3 là gì và quy định của tội giết người được quy định như thế nào
8. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc
8.1.Người bào chữa biết rõ người được bào chữa phạm tội giết người nhưng không tố giác tội phạm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nếu người phạm tội giết người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 này thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người bào chữa biết rõ người được bào chữa phạm tội giết người trong trường hợp này nhưng không tố giác tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu người phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 này thì thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Đây là tội phạm rất nghiêm trọng. Người bào chữa biết rõ người được bào chữa phạm tội giết người trong trường hợp này nhưng không tố giác tội phạm thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
8.2.Giết phụ nữ đang mang thai nhưng không biết là có thai sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, giết phụ nữ đang mang thai sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt là từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu như biết người đó có thai.
Trong trường hợp phạm tội giết phụ nữ đang mang thai (mà không biết nạn nhân mang thai) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 7 đến 15 năm tù và việc tình tiết giết phụ nữ đang mang thai sẽ được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
8.3.Giết người khi bị mộng du có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Để loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này phải chứng minh được khi mộng du sẽ làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Việc chứng minh này phải xem kết luận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn, thẩm quyền. Nếu không chứng minh được thì mộng du giết người vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
8.4.Giết người đốt xác phi tang có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người và theo Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt hành vi giết người đốt xác phi tang ngoài phạm tội giết người thì người này có thể phạm tội xâm phạm thi thể theo quy định pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Phân tích tội giết người theo quy định bộ luật hình sự . Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về tội giết người. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn/ Luật sư tranh tụng hãy liên hệ ngay
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận