Khi thực hiện các nghiên cứu liên quan đến các vấn đề của một doanh nghiệp, bạn đọc có thể bắt gặp các cụm từ như là Phân tích tài chính doanh nghiệp. Như vậy, Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì? Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này và các vấn đề pháp lý liên quan, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau cùng với ACC:
Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì? (cập nhật 2023)
1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.
2. Các chỉ tiêu khi phân tích tài chính doanh nghiệp
Thực tế có rất nhiều cách phân tích tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên để đơn giản hóa quá trình phân tích, người ta sẽ sử dụng các hệ số tài chính nhằm lột tả hết thực trạng tài chính, giải thích các mối quan hệ tài chính chi tiết hơn.
Lưu ý:
- Việc so sánh giữa các kỳ nhằm đánh giá xu hướng phát triển theo chiều ngang
- So sánh với các công ty trong ngành để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.
- Trong quá trình tính toán chỉ số, phải xác định dữ liệu đang sử dụng mang tính thời điểm hay thời kỳ. Chỉ số tài chính từ bảng cân đối kế toán mang tính thời điểm, trong khi trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ mang tính thời kỳ.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu được quan tâm bởi hầu hết nhà đầu tư, nhà cung ứng hay chủ nợ công ty. Họ muốn biết liệu công ty có khả năng trả nợ hay không. Bởi vì thông qua chỉ tiêu này nhà quản lý xác định được những khoản nợ tới hạn, khả năng chi trả và nguồn thanh toán chuẩn bị sẵn hay chưa.
- Hệ số thanh toán tổng quát – H1: Được tính bằng tổng số nợ phải trả. Phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản công ty đang quản lý với tổng số nợ. Thể hiện một đồng đi vay có mấy đồng đảm bảo khả năng trả. Nếu H1 < 1 báo hiệu rằng vốn chủ sở hữu đang bị hao hụt, tổng tài sản không đủ để trả nợ, công ty sắp phá sản. Nếu H1 > 1 chứng tỏ công ty có đủ khả năng trả những khoản nợ hiện tại.
- Hệ số thanh toán hiện thời – H2: Là kết quả tính bởi thương số giữa tổng tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Tùy vào mỗi ngành nghề mà chỉ số này có giá trị khác nhau, khi hệ số có giá trị cao thì công ty đang tập trung đầu tư vào tài sản lưu động, tiền mặt nhàn rỗi nhiều, nợ phải đòi nhiều,… Hệ số phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán nhanh – H3: Phản ánh việc công ty sẽ thanh toán những khoản nợ ngắn hạn nhanh bằng cách chuyển đổi tài sản thành tiền. Nó là thước đo khả năng trả nợ ngân hàng trong kỳ nhưng không sử dụng tiền từ việc bán vật tư, hàng hóa, kinh doanh. Thông thường trong báo cáo tài chính, tiền và những khoản tương đương tiền có khả năng chuyển đổi nhanh, bất kỳ lúc nào để thanh toán khi cần thiết. Nên người ta sẽ tính chỉ số này bằng cách lấy chỉ tiêu Tiền và những khoản tương đương tiền, chia cho Tổng nợ ngắn hạn.
- Hệ số thanh toán lãi vay – H4: Cho biết số vốn mà công ty đi vay được dùng như thế nào, nó đem lại lợi nhuận bao nhiêu, có đáp ứng khả năng trả lãi vay đúng hạn hay không. Việc so sánh giữa số lãi vay và nguồn trả lãi vay thể hiện rằng công ty đã sẵn sàng trả tiền đi vay ở mức độ nào.
Chỉ số hoạt động
Chỉ số hoạt động giúp đánh giá một cách tổng quát hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của công ty. Thông qua việc so sánh doanh thu từ kết quả bỏ vốn kinh doanh dưới những loại tài sản khác nhau.
- Số vòng quay hàng tồn kho: Là tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán với giá trị bình quân hàng tồn kho trong kỳ. Thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ, xác định bởi công thức Giá vốn hàng bán/ Giá trị lưu kho bình quân. Nếu chỉ số này càng cao thì kết quả kinh doanh càng tốt, công ty có khả năng giải phóng hàng tồn, tăng mức thanh khoản.
- Vòng quay những khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi những khoản phải thu trong kỳ thành tiền mặt nhanh hay chậm. Xác định bằng cách lấy Khoản phải thu khách hàng/ Doanh thu thuần. Nếu số vòng quay tính ra lớn là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu nhanh.
- Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần để thu hồi được những khoản phải thu. Nếu kết quả tính ra càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại.
- Vòng quay vốn lưu động: Được tính bằng cách lấy Doanh thu thuần chia Giá trị tài sản lưu động bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nếu kết quả tính ra càng lớn thì chứng tỏ quả quả sử dụng vốn lưu động cao.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất thì tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Cách tính hiệu suất là: Doanh thu thuần/ (Nguyên giá – Khấu hao lũy kế).
- Vòng quay tổng tài sản: Giúp đo lường hiệu suất sử dụng tài sản (cả cố định và lưu động). Nó thể hiện rằng trong kỳ, tài sản công ty đã quay được bao nhiêu vòng, khả năng sử dụng tài sản như thế nào, doanh thu thuần được sinh ra bao nhiêu. Vòng quay càng lớn, hiệu quả sử dụng càng cao.
3. Câu hỏi thường gặp
Tại sao phải phân tích tài chính doanh nghiệp?
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích như sau:
- Đối với ngân hàng: đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp, từ đó quyết định xem có nên cho vay hay không và cho vay với số lượng bao nhiêu là hợp lý.
- Đối với nhà đầu tư: Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp hiểu rõ tình hình sức khỏe và triển vọng của doanh nghiệp, để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
- Đối với nhà cung cấp: Phân tích tài chính doanh nghiệp để quyết định xem có nên cho doanh nghiệp mua hàng chịu hay không, vì cần phải biết rõ khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong thời điểm sắp tới.
Việc tìm hiểu về Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì? (cập nhật 2023) gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận