Bảo hiểm ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Do đó, để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình khi tham gia bảo hiểm, người tiêu dùng cần nắm rõ các nguyên tắc trong hoạt động hợp đồng. Trong đó, nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm được coi là nguyên tắc quan trọng nhất. Để tìm hiểu thêm về nguyên tắc này, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết này của ACC để biết thêm chi tiết nguyên tắc này nhé.
Nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng
1. Bảo hiểm là gì?
- Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
- Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.
- Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác nhau như loại hình thương mại Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…
2. Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm
Nguyên tắc bồi thường (Indemnity) là nguyên tắc cơ bản của luật bảo hiểm, theo đó, chính sách bảo hiểm sẽ không đem lại lợi ích có giá trị lớn hơn so với những tổn thất mà người tham gia bảo hiểm phải chịu.
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm chỉ ra rằng, người được bảo hiểm chỉ có quyền được nhận bồi thường đối với những tổn thất mà họ thực sự phải chịu.
- Thời điểm có hiệu lực nguyên tắc bồi thường:
Việc bồi thường bảo hiểm phát sinh khi có các điều kiện sau:
- Đã giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm đóng đủ phí bảo hiểm theo hợp đồng;
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thỏa thuận với nhau về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
- Có chứng cứ chứng minh rằng hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên cạnh đó, bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
- Nguyên tắc bồi thường:
Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ tình trạng tài chính như trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền chi trả nhiều hơn giá trị tổn thất mà họ gánh chịu. Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi có thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Nguyên tắc bồi thường chỉ áp dụng cho hai loại bảo hiểm là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, không áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm con người.
Một số trường hợp cần lưu ý:
- Theo nguyên tắc này, trong trường hợp người được bảo hiểm được nhận tiền bồi thường từ nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau, có thể từ các công ty bảo hiểm khác nhau hoặc của cùng một công ty bảo hiểm, tổng số tiền bồi thường của tất cả các hợp đồng bảo hiểm sẽ không vượt quá giá trị tổn thất.
- Trường hợp người được bảo hiểm cũng được một bên thứ ba có trách nhiệm chi trả thiệt hại. Ví dụ như nhận tiền bồi thường từ người điều khiển ô tô đã đâm phải mình. Khi đó, tổng số tiền bồi thường của bên thứ ba và công ty bảo hiểm cũng không vượt quá giá trị tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh chịu. Nếu người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường của công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm bảo lưu và chuyển quyền đòi bồi thường người thứ ba cho công ty bảo hiểm.
- Các hình thức bồi thường:
- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại hoặc thay thế tài sản bị thiệt hại bằng một tài sản khác tương đương; Trả tiền bồi thường;
- Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.
- Trong trường hợp bồi thường theo hình thức thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc trả tiền bồi thường thì công ty bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại hoặc bồi thường toàn bộ dựa trên giá trị thị trường của tài sản.
3. Ý nghĩa nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng
Nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng
- Số tiền bảo hiểm hoặc mức bồi thường nhằm
- Đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm về rủi ro tài chính, đảm bảo được bồi thường đúng mức tổn thất chứ không tạo ra nhằm tạo cơ hội cho những người khác trục lợi, người được bảo hiểm phải được nhận đúng, không thể để để họ có được lợi ích không hề có trước đó
- Ngoài ra, có những trường hợp tổn thất xảy ra nhưng người tham gia bảo hiểm không được bồi thường hoặc bồi thường quá ít so với mức tổn thất thực tế mà họ phải chịu. Việc này khiến người được bảo hiểm không được bù đắp những thiệt hại một cách hợp lí, khó khăn trong khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó mục đích của bảo hiểm không đạt được.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp . Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận