Nguyên tắc tập trung dân chủ của nước ta [Mới nhất 2024]

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cốt lõi trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Với mục đích tìm hiểu chi tiết về nguyên tắc tập trung dân chủ, ACC xin gửi tới quý bạn đọc bài viết về nguyên tắc tập trung dân chủ dưới đây. 

nguyen-tac-tap-trung-dan-chuNguyên tắc tập trung dân chủ 

1. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động Đảng cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam quy định 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động, bao gồm: tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết thống nhất; Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân và Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tập trung dân chủ được xem là nguyên tắc căn bản chi phối các nguyên tắc khác.

Tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa và khoa học giữa hai mặt tập trungdân chủ tạo thành chỉnh thể thống nhất của một nguyên tắc. Dân chủ là điều kiện là tiền đề của tập trung; tập trung là cơ sở, là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện.

Chế độ tập trung, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được giữ vững và tăng cường. Những quyết định lớn của Đảng đã được tổ chức thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến của các tổ chức đảng và đảng viên từ cơ sở trở lên. Sinh hoạt của các cấp ủy và tố chức đảng được tiến hành dân chủ, cởi mở hơn.

Dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị và dân chủ trong xã hội có bước khởi sắc. Việc bầu cử trong Đảng được đổi mới theo hướng mở rộng dân chủ trực tiếp. Công tác tổ chức và cán bộ, nhất là đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, được tiến hành công khai, dân chủ hơn.

tap-trung-dan-chuNguyên tắc tập trung dân chủ ở nước ta

2. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước 

Thứ nhất: Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Hiến pháp của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Người dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt họ trực tiếp thực hiện quyền lực đó. Điều này được ghi nhận tại Điều 8 – Hiến pháp năm 2013:

Điều 8:

1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan lưu, hách dịch, cửa quyền.

Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương đã được hình thành. Trong tổ chức và hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp.

Cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp.

Quốc hội thành lập ra Chính phủ và trao cho nó quyền hành pháp. Ở địa phương, các ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đổi hay bãi bỏ.

Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Tất cả sự phụ thuộc nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động.

Thứ hai: Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với Trung ương

Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và Trung ương tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Thiếu sự phục tùng đó sẽ dẫn tới việc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lý tập trung của Trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương.

Thứ ba: Việc phân cấp quản lý

Việc phân cấp quản lý phải đảm bảo cho Trung ương có quyền quyết định trong những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.

Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó.

Thứ tư: Hướng về cơ sở

Hướng về cơ ở chính là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội trực thuộc. Các đơn vị đó, trước hết là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi trực tiếp sản xuất ra của cái vật chất, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất và tinh thần.

Thứ năm: Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó. Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo hoạt động của cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất.

Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích cùng lãnh thổ.

3. Những câu hỏi thường gặp.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng, trong công tác cán bộ, đảm bao cho đảng trở thành một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết cả về ý chí và hành động, trên cơ sở đó trí tuệ của toàn Đảng sẽ được phát huy một cách tối đa.

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang bản chất là mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ và cũng là một thể thống nhất giữa tập trung và dân chủ.

Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ?

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang ý nghĩa như sau:

– Tập trung được sức mạnh, thống nhất ý chí và hành động của Đảng. Là điều kiện cần thiết cho hoạt động, tồn tạo và phát triển của Đảng.

– Ý nghĩa về mặt dân chủ:

+ Phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, đảng viên.

+ Là điều kiện rèn luyện, giáo dục đảng viên, phát huy trí tuệ, nguồn lực của Nhà nước.

+ Đảng viên được quyền làm chủ nhưng giới hạn trong phạm vi tổ chức.

Giải pháp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ?

Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện qua 02 mặt là tập trung và dân chủ nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng theo chiều hướng tập trung, đoàn kết, thống nhất và chặt chẽ. Và để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải:

– Nâng cao trình độ, nhận thực cho đản viên hành động đúng theo nguyên tắc.

– Đưa ra những chế định cụ thể về thực hiện nguyên tắc này.

– Tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, giữ gìn kỷ luật trong đảng.

– Phát huy dân chủ rộng rãi trong tổ chức đảng và nhân dân.

– Nâng cao chất lượng sinh hoạt các cấp đảng, nâng cao vai trò của bí thư.

– Thiết lập thông tin nhanh chóng, chính xác trong toàn đảng.

 Các thuật ngữ tiếng Anh?

Tập trung dân chủ tiếng Anh là Democratic centralization.

Nguyên tắc tập trung dân chủ tiếng Anh là Principle of democratic centralism.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc tập trung dân chủ. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo