Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc quan trọng trong bộ luật Hình sự hiện nay. ACC xin gửi tới bạn đọc bài viết phân tích nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự hiện nay, hi vọng với bài viết này, quý bạn sẽ hiểu hơn về nguyên tắc này.
1. Nguyên tắc trong bộ luật hình sự
Những nguyên tắc trong bộ luật hình sự sẽ đảm bảo cho ngành luật hình sự thực hiện được các chức năng của mình. Nhìn tổng thể, các quy phạm pháp luật hình sự phải thể hiện được các nội dung của nguyên tắc đã đặt ra. Có thể có những quy định cụ thế không thể hiện trực tiếp nội dung của nguyên tắc nào của ngành luật hình sự nhưng những quy định này đều không được trái với các nguyên tắc đó.
Hiện nay, theo quan điểm chung thì có 6 nguyên tắc đó là: Nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc hành vi; nguyên tắc có lỗi và nguyên tắc phân hoá TNHS.
2. Nguyên tắc nhân đạo trong bộ luật hình sự
Trước hết, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa được thể hiện tại Điều 3 của Bộ luật hình sự 2015 đó là:
“Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.
Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.”
Khi quyết định hình phạt cơ quan xét xử chú ý đặc điểm nhân thân người phạm tội như phụ nữ có thai, người chưa thành niên, người già yếu, bệnh tật, người đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ, người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.
Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa còn thể hiện trong hàng loạt quy định của Bộ luật Hình sự như quy định miễn chấp hành hình phạt cho người lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, quy định về án treo.
Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa thể hiện rõ nét ở mục đích áp dụng hình phạt là cải tạo người phạm tội, giáo dục để họ trở thành người lương thiện có ích cho xã hội, thể hiện nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết, nếu xét thấy không cần thiết thì Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp. Từ hình và tù chung thân không áp dụng với người chưa thành niên. Khi xử phạt tù có thời hạn, người chưa thành niên được hưởng mức án nhẹ hơn mức án với người thành niên phạm tội tương ứng
Kết luận, nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật Hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa.
3. Mục đích của nguyên tắc nhân đạo
Mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân.
Thiết lập công lý là mục đích cuối cùng mà quá trình giải quyết vụ án hình sự hướng tới và cơ sở của nó không gì khác ngoài chân lý khách quan của vụ án. Nhưng rõ ràng, chất lượng của quá trình giải quyết vụ án không chỉ nên đánh giá từ góc độ mức độ đạt được của mục đích đề ra mà còn phải xem xét cả cách thức đã áp dụng để đạt được mục đích đó. Do vậy, công lí, mặc dù là đích đến cuối cùng của hoạt động tố tụng hình sự nhưng không thể chấp nhận việc đạt được mục đích đó bằng mọi giá. Nếu công lí là sự đánh đổi những giá trị thiêng liêng khác thì đó là điều không nên có và khi đó nó không còn hàm chứa những giá trị tốt đẹp thiêng liêng vốn có của mình. Cho nên, khi xem xét cách thức đạt được công lí, cần xuất phát không chỉ từ tính hợp pháp mà còn từ tính hợp lý của nó.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Nguyên tắc nhân đạo có ý nghĩa gì?
Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa.
4.2 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về nguyên tắc nhân đạo trong bộ luật hình sự không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về nguyên tắc nhân đạo trong bộ luật hình sự uy tín, trọn gói cho khách hàng.
4.3 Chi phí dịch vụ tư vấn về nguyên tắc nhân đạo trong bộ luật hình sự của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc nhân đạo trong bộ luật hình sự. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn
✅ Nguyên tắc nhân đạo: | ⭕ Trong luật hình sự |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận