Ngân sách nhà nước là một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Quản lý ngân sách Nhà nước sao cho hợp lý, hiệu quả là vấn đề đặc biệt được chú trọng. Trong đó, đảm bảo thu chi ngân sách, quản lý ngân sách cân đối là quan trọng hơn cả. Quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết về nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước của ACC dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về nguyên tắc này.
Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà Nước
1. Ngân sách Nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ NSNN trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.
2. Quản lý ngân sách Nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế, lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước và của hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội thường quy định các khoản thu mang tính bắt buộc các đối tượng trong xã hội phải đóng góp để đảm bảo chi tiêu cho bộ máy Nhà nước, quân đội, cảnh sát, giáo dục. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của các chế độ xã hội, nhiều khái niệm về ngân sách nhà nước đã được đề cập theo các góc độ khác nhau.
Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Quản lý ngân sách nhà nước thực chất là quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và cân đối hệ thống ngân sách nhà nước.
3. Các phương pháp quản lý ngân sách Nhà nước
Quản lý ngân sách Nhà nước có nhiều cách khác nhau, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau như: các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau như:
- Phương pháp tổ chức: được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động của ngân sách nhà nước theo những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó của quản lý ngân sách nhà nước.
- Phương pháp hành chính: được sử dụng khi các chủ thể quản lý ngân sách nhà nước muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện. Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính.
- Phương pháp kinh tế: được sử dụng thông qua việc dùng các đòn bẩy kinh tế để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động quản lý ngân sách nhà nước.
Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước: được sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động quản lý ngân sách nhà nước được xem như một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Công cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính, các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê, các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục ngân sách nhà nước...
- Các công cụ phổ biến khác:
Các đòn bẩy kinh tế, tài chính;
Kiểm tra, thanh tra;
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước
Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước
4. Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà Nước là viêc lập kế hoạch ngân sách được lập và thu, chi ngân sách phải cân đối. Mọi khoản chi phải có nguồn thu bù đắp.
Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước được thể hiện qua các mặt sau:
- Các khoản thu ngân sách nhà nước
– Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.
– Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện.
– Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
– Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
- Bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
– Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
– Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
+ Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
+ Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
– Bội chi ngân sách địa phương:
+ Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
+ Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
+ Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
- Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương
– Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
– Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
– Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
5. Những câu hỏi thường gặp.
Hành vi không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách?
Không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách là vi phạm quy định pháp luật.
Việc không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc của ngân sách nhà nước trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước. Tại Điều 18 Luật ngân sách nhà nước 2015 có quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước như sau:
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
– Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
– Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.
– Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
– Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
– Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.
– Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
– Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.
– Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.
– Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật
– Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau quy định tại Điều 51 và Điều 57 của Luật này.
-Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan.
Hiểu như thế nào về ngân sách nhà nước?
Theo khỏan 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 nêu khái niệm về ngân sách nhà nước như sau:
"14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước."
Các nguyên tắc của ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 7 và Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước?
– Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa các nguồn thu mà nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó.
– Xét về góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một tài khóa. Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước.
– Xét về phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao.
Như vậy, ta có thể hểu, cân đối ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.
Đặc điểm cân đối ngân sách nhà nước?
– Thứ nhất, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong năm nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó vừa là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu kinh tế-xã hội.
– Thứ hai, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước, đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Cân bằng thu chi ngân sách nhà nước chỉ là tương đối chứ không thể đạt được mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tế luôn ở trạng thái biến động Nhà nước phải điều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần phân bổ nguồn thu hợp lý để đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội giữa các địa phương. Mặt khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạng bội chi thì cần đưa ra những giải quyết kịp thời để ổn định ngân sách nhà nước.
– Thứ ba, cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tiên liệu. Trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chi ngân sách nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm đưa ra cơ chế sử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm cơ sở phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách. Cân đối ngân sách nha nước phải dự toán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn
Nội dung bài viết:
Bình luận