Phần mềm SAP ERP là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm này?

Hiện nay, nếu nhắc đến các loại phần mềm thông minh hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề vận hành, người ta thường nghĩ ngay đến SAP. Vậy phần mềm ERP SAP là gì, có những tính năng như thế nào và mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo nội dung chi tiết về SAP ERP trong bài viết dưới đây.

Sap Erp La Gi

Phần mềm SAP ERP

1. Khái niệm phần mềm SAP EFP

SAP là tên viết tắt của từ System Application Programing – một đơn vị được thành lập vào năm 1972 bởi 5 thành viên thuộc công ty IBM. Cho đến thời điểm hiện tại, SAP đã phát triển trở thành công ty hàng đầu về phần mềm ERP với hơn 30.000 công ty và 232.000 khách hàng có mặt tạ 188 quốc gia trên thế giới. Vị thế của SAP hiện nay có thể sánh ngang với các ông lớn trong làng phần mềm như Microsoft, IBM, Oracle,…

SAP ERP là phần mềm quản trị doanh nghiệp, mang đến hàng loạt những kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp cùng các ứng dụng bao gồm quản lý quan hệ khách hàng, quản lý nguồn nhân lực, quản lý tài chính kế toán, quản lý chuỗi cung ứng,… Ngoài ra, SAP ERP cũng cung cấp các phần mềm tích hợp, tùy biến linh hoạt với các đối tác để hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu nhất.

2. Những lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm ERP SAP

ERP SAP là một trong những phần mềm thông minh được ưa chuộng nhất hiện nay, mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như:

  • Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP SAP giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian tính toán và xử lý đơn hàng. Nhờ đó doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí vận hành.
  • Giúp nhân viên thanh toán cho khách một cách dễ dàng, giảm thời gian tìm giá sản phẩm và thực hiện thao tác tính toán.
  • Giúp doanh nghiệp quản lý tốt dòng tiền để tránh rủi ro và đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.
  • Tăng đầu tư tiềm năng, giảm chi phí vận chuyển và phân phối hàng hóa.
  • Cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo các hoạt động đạt hiệu quả cao.
  • Phần mềm ERP SAP đưa ra các quy trình quản lý hiệu quả và phù hợp với đặc thù của từng ngành công nghiệp
  • Tạo môi trường làm việc thông minh, chuyên nghiệp, hiệu quả cho nhân viên. Đồng thời phần mềm còn giúp nhân viên có thêm thời gian để tập trung hơn vào nghiệp vụ chuyên môn thay vì để tâm đến quá nhiều việc khác không quan trọng.
  • Mọi thông tin của doanh nghiệp đều được cập nhật, đồng bộ nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Việc lưu trữ một cách khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tìm kiếm thông tin.
  • Phần mềm giúp bạn giảm được những rủi ro về mặt tài chính, vốn hay rủi ro trong quá trình quản lý.

3. Hạn chế của phần mềm ERP SAP

Bên cạnh những lợi ích kể trên, phần mềm SAP ERP cũng tồn tại một số hạn chế và bất cập, có thể kể đến như:

  • Phần mềm SAP ERP được phát triển bởi công ty nước ngoài nên chưa thực sự phù hợp với môi trường hoạt động kinh doanh và phong cách quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam.
  • Chi phí bạn cần bỏ ra để có thể sử dụng phần mềm ERP khá cao. Do đó điều này đặt ra một số vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi phải cân đối giữa chi phí và việc sử dụng phần mềm hỗ trợ.
  • Phần mềm này được trang bị đầy đủ các tính năng nhưng lại phù hợp hơn với các doanh nghiệp quy mô lớn. Vì vậy một số tổ chức nếu chưa tìm hiểu kỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng.

4. Các tính năng chính của phần mềm

Để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu người dùng, phần mềm SAP ERP đang ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn. Nó bao gồm các module riêng lẻ khác nhau để phục vụ cho từng hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, các tính năng chính của phần mềm ERP SAP bao gồm:

4.1. Quản lý bán hàng

Tính năng quản lý bán hàng cho phép doanh nghiệp phân tích toàn bộ doanh thu, dự báo lợi nhuận và dễ dàng nắm bắt cơ hội thông qua các báo cáo cùng bảng chỉ số dịch vụ – hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. Người dùng có thể quản trị các phản hồi từ khách, quản lý mọi cuộc gọi cũng như tất cả các hoạt động tương tác với khách hàng. Khi sử dụng phần mềm ERP SAP, quy trình bán hàng của doanh nghiệp được hệ thống theo dõi một cách sát sao, nhờ đó người quản lý dễ dàng nắm bắt hoạt động của nhân viên và khách hàng để kịp thời xử lý khi có những vấn đề bất thường.

4.2. Quản lý mua hàng

Phần mềm SAP ERP có thể giúp bạn xây dựng, quản lý cũng như duy trì các mối quan hệ với nhà cung cấp. Bên cạnh đó, thông qua việc quản lý các đơn đặt hàng, số lượng hàng, mức lợi nhuận, khoản nợ tồn, quá trình thanh toán và khả năng tính toán của nhân viên nhanh và chính xác hơn. Người quản lý cũng dễ dàng theo dõi mọi quy trình làm việc với nhà cung cấp để đánh giá nhà cung cấp, nhân viên cũng như có sự điều chỉnh phù hợp về số lượng hàng hóa cần nhập.

4.3. Quản lý kho

Quản lý kho được xem là một công việc phức tạp, tuy nhiên với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý kho SAP, doanh nghiệp có thể đơn giản hóa mọi quy trình. Hệ thống sẽ giúp bạn trong việc quản lý hàng tồn kho, xuất nhập hàng hóa, dự đoán nhu cầu thông qua các chỉ số có sẵn, đồng thời liên kết chặt chẽ với hoạt động đặt hàng và bán hàng.

4.4. Quản lý tài chính

Quản lý tài chính được xem là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp dù là quy mô lớn hay nhỏ. Phần mềm SAP ERP giống với phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp, sẽ cho phép bạn quản lý các hoạt động tài chính kế toán như kế toán tổng hợp, thực hiện các bút toán và ngân sách nhờ sự hỗ trợ của các công cụ nhanh chóng, tiện lợi. Đồng thời bạn có thể dễ dàng tổng hợp, thống kê báo cáo từ các hoạt động trên.

5. Phần mềm kế toán tại ACC

Nắm bắt được những vấn đề mà cả kế toán và chủ doanh nghiệp gặp phải, liên tục cải tiến từng ngày nhằm đem lại phần mềm kế toán ưu việt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tận dụng những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm nêu trên, hiện nay Công ty Luật ACC sắp phát hành phần mềm kế toán với các ưu điểm:

• Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.

• Tự động nhập liệu hóa đơn mua hàng, bán hàng, nhập khẩu dữ liệu từ excel giúp rút ngắn thời gian nhập liệu, tránh sai sót.

• Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các số sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.

• Hỗ trợ kiểm soát chứng từ hợp lệ: Gợi ý thông tin KH/NCC dựa trên MST giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu. Cảnh báo NCC ngưng hoạt động tránh rủi ro về hoá đơn.

• Giám sát tồn kho: Nắm bắt thông tin tồn kho chi tiết theo từng nhu cầu quản trị của DN như số lô, HSD màu sắc, chủng loại giúp tránh thất thoát, lãng phí.

Như vậy, với những nội dung mà Luật ACC cung cấp thì bạn đã biết được một số thông tin liên quan đến Phần mềm SAP ERP rồi đúng không? Hãy lắng nghe các nhà phát triển và chuyên gia tư vấn phần mềm trước khi đưa ra quyết định, bởi họ đã trải qua nhiều dự án khác nhau, sẽ giúp doanh nghiệp bạn hạn chế được tối đa rủi ro gặp phải trong quá trình triển khai. Mọi thông tin hay thắc mắc có thể phản hồi trực tiếp dưới bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ kịp thời. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo