Phần mềm kế toán Misa - Review, hướng dẫn sử dụng, ưu điểm, nhược điểm và bảng giá 2024

Đối với các doanh nghiệp/cá nhân kinh doanh nói chung, phần mềm Misa là một công cụ “không thể thiếu” trong việc quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kế toán. Phần mềm kế toán Misa được tích hợp trực tiếp phần mềm hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, kết nối thẳng với Tổng cục Thuế giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí kê khai thuế, sử dụng hóa đơn, giao dịch ngân hàng

Phần mềm kế toán Misa - Review và bảng giá
Phần mềm kế toán Misa - Review và bảng giá

1. Vì sao nên lựa chọn phần mềm kế toán Misa

Phần mềm kế toán Misa co các đặc điểm nổi trổi ở những khía cạnh dưới đây:

  • Thiết kế: Misa mang đặc trưng thiết kế cổ điển, khi nhập dữ liệu cho danh mục thì mở thêm các cửa sổ con, cửa sổ sau chồng lên cửa sổ trước. Mỗi lần sửa dữ liệu, bạn cần click vào nút edit để sửa dữ liệu trên chứng từ.
  • Hạch toán trên chứng từ: Misa mang đặc trưng hạch toán 1 cặp tài khoản dưới grid, và có lưu danh sách các bút toán hay sử dụng do đó rất thuận lợi trong việc áp dụng tương tự cho nhiều bút toán
  • Tính mở (khả năng đáp ứng nhiều loại nghiệp vụ): Misa thiết kế sẵn các cửa sổ nhập (form nhập) cho những nghiệp vụ chủ yếu, do vậy khi kế toán có nhu cầu hạch toán những bút toán này sẽ rất phù hợp 4) Quản trị số liệu
  • Tính kết nối: Misa có hệ thống liên kết dữ liệu với các cơ quan nhà nước, tổng cục thuế, chuyên làm các dự án ngành dọc này do vậy mấy cái chức năng như xuất báo cáo sang Cục Thuế. Đây là một điểm công rất lớn của Misa so với các phần mềm kế toán khác
  • Giá thành: Hợp lý

2. Những nghiệp vụ được xây dựng trong phần mềm kế toán Misa

Công việc hằng ngày

Quỹ

Công việc hằng ngày:

  • Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt;
  • Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng tiền mặt;
  • Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt;
  • Thu tiền trả nợ của nhiều khách hàng bằng tiền mặt;
  • Hoàn thuế GTGT bằng tiền mặt;
  • Thu hoàn ứng bằng tiền mặt sau khi quyết toán tạm ứng;
  • Thu khác bằng tiền mặt;
  • Mang tiền mặt gửi vào ngân hàng;
  • Trả trước tiền hàng cho Nhà cung cấp bằng tiền mặt;
  • Trả tiền nợ cho Nhà cung cấp bằng tiền mặt;
  • Tạm ứng cho nhân viên bằng tiền mặt;
  • Trả lương bằng tiền mặt;
  • Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu bằng tiền mặt;
  • Nộp các loại thuế khác bằng tiền mặt (GTGT, TNDN, TTĐB...);
  • Nộp bảo hiểm bằng tiền mặt;
  • Chi khác bằng tiền mặt;
  • Dự báo dòng tiền.

Ngân hàng

Các hoạt động về ngân hàng như:

  • Thu tiền gửi:;
  • Chi tiền gửi;
  • Chuyển tiền nội bộ;
  • Dự báo dòng tiền;
  • Ngân hàng điện tử;
  • Vay vốn trực tuyến;

Mua hàng

  • Kiểm tra đối chứng sổ sách mua, bán hàng hóa theo ngày;
  • Kiểm tra dối chứng sổ sách mua, bán theo tháng/quý/năm.

Bán hàng

  • Bán hàng theo báo giá;
  • Bán hàng theo đơn đặt hàng;
  • Bán hàng theo hợp đồng;
  • Bán hàng hóa, dịch vụ trong nước;
  • Bán hàng xuất khẩu;
  • Bán hàng có chiết khấu thương mại;
  • Bán hàng khuyến mại (không kèm điều kiện);
  • Bán hàng khuyến mại (có kèm điều kiện);
  • Bán hàng thông qua các đại lý;
  • Giảm giá hàng bán;
  • Trả lại hàng bán;
  • Bán hàng tại đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng;
  • Bán hàng tại đơn vị giao ủy thác xuất khẩu;
  • Bán hàng tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu;
  • Xuất hóa đơn cho khách hàng;
  • Thiết lập chính sách giá;
  • Tính giá bán;
  • Lập kế hoạch thu nợ;
  • Đối trừ chứng từ công nợ của khách hàng;
  • Bù trừ công nợ.

Hóa đơn đặt in/tự in

  • Tạo và thông báo phát hành hóa đơn đặt in/tự in;
  • Hủy hóa đơn;
  • Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập và giao cho người mua;
  • Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn đặt in chưa lập;
  • Xóa hóa đơn;
  • Điều chỉnh lại thông tin trên hóa đơn đã thông báo phát hành;
  • Phân bổ số lượng hóa đơn cho từng chi nhánh phụ thuộc.

Hóa đơn điện tử

  • Thực hiện các bước để bắt đầu sử dụng HĐĐT;
  • Lập hóa đơn điện tử;
  • Phát hành hóa đơn điện tử;
  • Gửi hóa đơn cho khách hàng;
  • Chuyển hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy;
  • Xóa hóa đơn và lập hóa đơn thay thế;
  • Lập thông báo hủy hóa đơn điện tử;
  • Lập và phát hành hóa đơn điều chỉnh;
  • Tải hóa đơn điện tử đã phát hành;
  • Điều chỉnh thông tin hóa đơn;
  • Lập đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng HĐĐT;
  • Thiết lập nội dung email gửi hóa đơn.
Phần mềm kế toán Misa - Review và bảng giá
Phần mềm kế toán Misa - Review và bảng giá

Kho

  • Nhập kho;
  • Xuất kho;
  • Chuyển kho;
  • Lắp ráp, tháo dỡ;
  • Sắp xếp thứ tự chứng từ nhập, xuất.

Công cụ, dụng cụ

  • Tăng CCDC;
  • Giảm CCDC;
  • Điều chuyển CCDC giữa các bộ phận;
  • Điều chỉnh CCDC;

Tài sản cố định

  • Tăng TSCĐ;
  • Giảm TSCĐ;
  • Điều chuyển TSCĐ giữa các bộ phận;
  • Điều chỉnh TSCĐ.

Tiền lương

  • Nhân viên thực hiện chấm công theo thời gian cho nhân viên chính là việc thực hiện các hoạt động:
    • Theo dõi thời gian Vào và Ra; thời gian nghỉ theo chế độ (phép, ốm đau, thai sản...); thời gian làm thêm giờ của nhân viên.
    • Ghi chép lại thời gian đến và về; thời gian nghỉ theo chế độ (phép, ốm đau, thai sản...); thời gian làm thêm giờ của nhân viên trên một file excel hoặc thực hiện chấm công bằng vân tay, thẻ.
    • Cuối tháng, tổng hợp lại thời gian đi làm, thời gian nghỉ, thời gian làm thêm của nhân viên trong tháng để gửi cho bộ phận tính lương.
    • Lập bảng lương: Khi đến kỳ tính lương, kế toán tạo bảng lương để thực hiện tính toán các khoản thu nhập và khấu trừ cho nhân viên trong doanh nghiệp.
  • Định khoản trong hạch toán lương:
  • Nợ TK 622
  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Nợ TK 623                   Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
  • Nợ TK 627                   Chi phí sản xuất chung (6271)
  • Nợ TK 641                   Chi phí bán hàng (6411)
  • Nợ TK 642                   Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
  • Nợ TK6421, 6422        Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (Thông tư 133)
  • Có TK 334             Phải trả người lao động (3341, 3348)
  • Có TK 338             Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3385 (TT133), 3386 (TT200))

Thuế

Các nội dung công việc về thuế có thể thực hiện trên phần mềm kế toán Misa:

  • Theo ngày:
    • Lập tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu (nếu khai theo từng lần phát sinh);
    • Lập tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu khai theo từng lần phát sinh);
    • Lập tờ khai thuế tài nguyên (nếu khai theo từng lần phát sinh);
    • Hạch toán các loại thuế khác.
  • Theo tháng:
    • Lập tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
    • Lập tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu;
    • Lập tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên GTGT;
    • Lập tờ khai thuế GTGT cho dự án đầu tư;
    • Lập tờ khai thuế Tiêu thụ đặc biệt;
    • Lập tờ khai thuế tài nguyên;
    • Hạch toán thuế TNDN tạm tính;
    • Hạch toán thuế TNCN tạm tính;
    • Khấu trừ thuế GTGT;
    • Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách;
    • Lập báo cáo quản trị.
  • Theo năm:
    • Lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
    • Hạch toán chênh lệch thuế TNDN tạm tính so với quyết toán;
    • Hạch toán chênh lệch thuế TNCN tạm tính so với quyết toán;
    • Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách.

Giá thành

  • Tính giá thành theo PP giản đơn;
  • Tính giá thành theo PP hệ số, tỷ lệ;
  • Tính giá thành theo Công trình/Vụ việc;
  • Tính giá thành đơn hàng;
  • Tính giá thành hợp đồng;
  • Tập hợp chi phí trực tiếp;
  • Tập hợp khoản giảm giá thành;
  • Lập bảng tập hợp chi phí theo yếu tố chi phí;
  • Lập bảng tập hợp chi phí theo khoản mục;
  • Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách;
  • Lập báo cáo quản trị.

Tổng hợp

Ngân sách

Công việc thực hiện vào cuối tháng/quý

  • Phân bổ Công cụ, dụng cụ;
  • Phân bổ chi phí trả trước;
  • Tính khấu hao tài sản cố định;
  • Tính tỷ giá xuất quỹ (nếu phát sinh chi ngoại tệ);
  • Tính lương, hạch toán chi phí lương và trả lương cho nhân viên;
  • Tính giá thành (với đơn vị sản xuất);
  • Khấu trừ thuế;
  • Lập và nộp báo cáo thuế;
  • Kết chuyển lãi lỗ;
  • Tạm tính thuế TNDN;
  • Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách;
  • In sổ sách, chứng từ;
  • Quản lý công nợ phải thu;
  • Quản lý công nợ phải trả;
  • Đối chiếu công nợ với khách hàng/NCC;
  • Lập báo cáo quản trị;
  • Lập báo cáo phân tích tài chính;

Công việc hằng năm

Đầu năm

  • Tạo mới dữ liệu từ năm trước (nếu muốn tách dữ liệu để quản lý);
  • Kết chuyển lợi nhuận năm nay sáng năm trước.

Cuối năm

  • Kiểm kê, đối chiếu thực tế;
  • Định giá lại tài khoản ngoại tệ;
  • Kiểm tra, đối chiếu chứng từ, sổ sách;
  • Tính thuế TNHN phải nộp;
  • Lập và kiểm tra BCTC;
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế;
  • Khóa sổ kỳ kế toán.

3. Hướng dẫn tự học phần mềm kế toán Misa

Với hệ thống kho phim học online miễn phí từ MISA, các bạn độc giả hoàn toàn có thể tự thực hành để sử dụng tốt phần mềm kế toán MISA SME.NET. Với kênh học online này, MISA đã phân chia theo các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây lắp, sản xuất nhằm phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Cụ thể:

4. Dùng thử miễn phí phần mềm kế toán Misa

Dùng thử phần mềm

  • Thời gian dùng thử: Thời gian dùng thử trong 30 ngày từ ngày cài đặt phần mềm vào máy.
  • Phạm vi sử dụng: Khi sử dụng thử phần mềm, anh/chị có thể sử dụng tất cả các chức năng trên phần mềm, tuy nhiên anh/chị không xuất khẩu được báo cáo, chứng từ và khi in báo cáo, chứng từ sẽ hiện dòng chữ: "Phần mềm chưa đăng ký giấy phép sử dụng".

Sử dụng giấy phép sử dụng miễn phí

  • Thời gian sử dụng: Không giới hạn
  • Phạm vi sử dụng: anh/chị sẽ được sử dụng tất cả các phân hệ và in được chứng từ, báo cáo. Tuy nhiên số lượng chứng từ tối đa nhập vào phần mềm được là 150 chứng từ/năm.

​Cách cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán Misa

  • Bước 1: Download bộ cài. Anh/Chị tải bộ cài theo danh sách bộ cài MISA SME.NET 2020;
  • Bước 2: Cài đặt phần mềm tại trang website chính thức của Misa bằng cách: sau khi truy cập vào chọn mục sản phẩm và chọn download phần mềm kế toán doanh nghiệp;
  • Bước 3: Sau khi cài đặt xong, khởi động phần mềm (mở phần mềm) và tạo dữ liệu kế toán để làm việc.

5. Bảng giá phần mềm kế toán Misa

Nếu có bất kỳ khó khăn hoặc vướng mắc gì liên quan đến việc Phần mềm kế toán Misa - Review và bảng giá 2020 hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:

Thông qua hình thức Trực tuyến

  1. Hotline 090.992.8884
  2. ĐT Tổng đài 1800.0006
  3. ĐT Văn Phòng 028.77700888
  4. Kết nối Zalo 090.992.8884
  5. Mail: [email protected]

Địa chỉ trụ sở:

  • Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,
    520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
  • Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (752 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo