Phân loại tài sản đảm bảo trong tín dụng [Cập nhập 2022]

Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu thông tin về Phân loại tài sản đảm bảo trong tín dụng trong bài viết dưới đây.

1.Phân loại tài sản đảm bảo trong tín dụng

Người đi vay rất quan tâm đến vấn đề tài sản đảm bảo gồm những gì để chuẩn bị trước cho khoản vay của mình. Nhưng trong ngân hàng, tài sản đảm bảo được phân loại khác nhau với từng hoạt động tín dụng. Có 4 loại tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay như sau:

Tài sản bảo đảm dùng để thế chấp

Nhóm tài sản đảm bảo dùng để thế chấp là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên vay thế chấp được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp đó là ngân hàng. Tài sản bảo đảm này vẫn do bên đi vay thế chấp nắm giữ và chỉ giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng.

Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Nếu tài sản đảm bảo là toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Tài sản bảo đảm dùng để cầm cố

Nhóm tài sản đảm bảo dùng để cầm cố là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, tuy nhiên nó sẽ được giao hẳn cho bên nhận cầm cố nắm giữ, khi đến hạn người đi vay không trả nợ bên cho vay thì bên cho vay sẽ phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận tài sản cầm cố để thu nợ.

Tài sản cầm cố bao gồm các loại tài sản như:

  • Tiền trên tài khoản / ký gửi / ký quỹ…
  • Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, hay các giấy tờ khác giá trị được bằng tiền
  • Hàng hóa, nhưng phải là hàng hóa dễ bảo quản, chi phí bảo quản không quá lớn. Kho cầm giữ do bên cho vay lựa chọn.

Tài sản bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba

Tài sản bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba là việc bên thứ ba (hay gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

Tài sản đảm bảo là tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản tại thời điểm giao kết chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa thuộc sở hữu của bên đi vay thế chấp/cầm cố.

Điều kiện vay vốn bằng tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên đi vay,  tài sản được xác định danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản và tài sản được phép giao dịch, không có tranh chấp.

2. Tài sản đảm bảo là tiền

Tiền gồm tiền Việt Nam (nội tệ) và tiền nước ngoài (ngoại tệ). Các đồng tiền ảo như Bitcoine, Onecoine, Octa chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận là tiền, thậm chí còn chưa rõ là loại tài sản gì. Tiền là tài sản có thể được sử dụng trong nhiều loại bảo đảm nghĩa vụ dân sự nhất (6 trên tổng số 7 loại giao dịch bảo đảm). Khi có sự tham gia của các tổ chức tín dụng thì đều có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ. Khi thuê động sản thì có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch ký cược. Khi giao kết và thực hiện mọi hợp đồng thì đều có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch đặt cọc hoặc cầm côi Và trường hợp nào có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch cầm cố, thì cũng có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch thế chấp. Tất nhiên việc thế chấp bằng tài sản là tiền không xuất hiện trên thực tế vì gần như không có ý nghĩa bảo đảm đối với bên nhận thế chấp. Khi giao dịch bảo lãnh bằng đối vật thì có thể sử dụng tiền làm tài sản bảo đảm giao dịch bảo lãnh.

Riêng bảo đảm việc vay vốn bằng tín chấp thì hoàn toàn không sử dụng đến tiền cũng như mọi tài sản khác để thực hiện giao dịch tín chấp.

Khi thực hiện biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, thì chỉ xuất hiện tài sản đang được bảo lưu quyền sở hữu, chứ không đặt ra vấn đề sử dụng tiền hay tài sản nào khác để bảo đảm cho nghĩa vụ trong bảo lưu quyền sở hữu (nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán tài sản).

Cuối cùng, khi thực hiện biện pháp cầm giữ tài sản thì cũng tương tự như việc thực hiện biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Tức là cũng chỉ xuất hiện tài sản đang được cầm giữ, chứ không đặt ra vấn đề sử dụng tiền hay tài sản nào khác để bảo đảm cho nghĩa vụ trong việc cầm giữ (nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng song vụ).

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực, về nguyên tắc, ngoại tệ bị hạn chế giao dịch nói chung, giao dịch bảo đảm nói riêng theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hôì năm 2005: trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận), trừ các trường hợp được phép theo quy định của pháp luật1. Cũng theo quy định của pháp luật, ngoại tệ có thể được sử dụng để góp vôh thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã. Đối với ngoại tệ tiền mặt thì cá nhân được quyền cất giữ, mang theo ngưòi, cho, tặng, thừa kế; mua, bán và gửi tại tổ chức tín dụng; chuyển, mang ra nước ngoài và thanh toán cho các đốì tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt

Từ những quy định nêu trên về ngoại tệ, có thể suy luận là người sở hữu ngoại tệ tiền mặt cũng được cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tại tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được phép giao dịch ngoại tệ. Tuy nhiên lại không được cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ cho cá nhân hay pháp nhân khác, ví dụ như tại công ty chứng khoán.

Một vấn đề mới xuất hiện chưa có lòi giải là, việc sử dụng ngoại tệ để giao dịch nói chung, để bảo đảm hay cầm cố nói riêng đốì với các đốì tượng không được phép hoạt động ngoại hốĩ thì giao dịch đó có vô hiệu hay không? Đặc biệt là trường hợp cá nhân, tổ chức khác nhận cầm cô số dư tiền gửi ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng. Nếu theo quy định trước đây của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì giao dịch này là vô hiệu do “vi phạm điều cấm của pháp luật”1. Tuy nhiên, nó lại không thuộc trường hợp bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, do chỉ vi phạm điều cấm của Pháp lệnh Ngoại hối, chứ không “vi phạm điều cấm của luật”

3. Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Cầm cố tài sản: Là việc một bên (người vay, bên thứ ba) gọi là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho NHCSXH quản lý, bảo quản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tài sản cầm cố gồm: Việt Nam đồng, ngoại tệ, số dư trên tài khoản tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ khác có giá trị như tiền; Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá khác (là tài sản không phải là bất động sản); tài sản hình thành trong tương lai. Trường hợp tài sản cầm cố được bảo hiểm thì khoản bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố.

 Thế chấp tài sản: Là việc một bên (người vay, bên thứ ba) dùng tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà không chuyển giao tài sản cho NHCSXH quản lý. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp gồm: tài sản là bất động sản; tài sản là động sản; tài sản là hoa lợi, lợi tức; tài sản hình thành trong tương lai.

Bảo đảm bằng tài sản bảo lãnh: Là việc người vay sử dụng tài sản của bên thứ ba cam kết bảo đảm khi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay người vay, bao gồm các tài sản theo quy định về việc cầm cố tài sản hoặc thế chấp tài sản nêu trên.

Vay Thechap So Do A166

4. Điều kiện đối với tài sản được nhận làm đảm bảo tiền vay

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của người vay, bên bảo lãnh theo quy định. Cụ thể: đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của người vay, bên bảo lãnh và được thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật về đất đai; đối với tài sản của doanh nghiệp Nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật; đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của người vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

- Tài sản được phép giao dịch

- Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp

- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì người vay phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Người vay, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay.

5. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay

- Tài sản bảo đảm tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tại thời điểm chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay của NHCSXH, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản theo mẫu số 10/BĐTV.

- Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do NHCSXH nơi cho vay, người vay, bên bảo lãnh thoả thuận trên cơ sở khung giá quy định của Nhà nước (nếu có) có tham khảo giá thị trường tại thời điểm xác định, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và  các yếu tố khác về giá, trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì được xác định theo khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.

- Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất:

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, không thu tiền sử dụng đất thì được xác định theo khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.

+ Giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp khác thì do NHCSXH nơi cho vay và người vay thoả thuận theo khung giá đất do UBND địa phương quy định trên cơ sở có tham khảo giá đất thị trường tại thời điểm xác định.

+ Trường hợp thế chấp, bảo lãnh giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật thì giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp, bảo lãnh tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn, giảm.

+ Giá trị quyền sử dụng đất thuê được xác định bằng số tiền thuê đất đã trả trước cho thời gian thuê còn lại.

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Phân loại tài sản đảm bảo trong tín dụng mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo