Phản động là gì? (Cập nhật mới nhất 2024)

Phản động là một vấn đề "đau đầu" của các tổ chức chính quyền khi thực hiện quản lý Nhà nước. Vậy phản động là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

Phản động là gì?

Phản động là gì?

I. Phản động là gì?

Phản động để chỉ ý kiến hoặc hành động phản đối, chống đối hoặc xuyên tạc, xúc phạm các phong trào chính trị hoặc phong trào xã hội "đúng đắn, tiến bộ". Hệ tư tưởng phản động có thể cực đoan theo nghĩa cực đoan chính trị.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Chủ nghĩa phát xít là gì? hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Chủ nghĩa phát xít là gì?

II. Phản động được hình thành như thế nào?

Trong thế kỷ 20, những người theo Chủ nghĩa Xã hội có thể sử dụng từ phản động để gắn với những người chống đối Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản như Bạch Vệ trong Nội chiến Nga chống lại quân Bolsheviks sau cách mạng Tháng 10 đã bị chính quyền Nga khi đó gọi là phản động hay cuộc nổi dậy của sinh viên, trí thức Trung Quốc trong Sự Kiện Thiên An Môn cũng đã bị chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trấn áp vì coi là hành vi phản động. Trong thuật ngữ của Chủ nghĩa Marx, phản động là tính từ chỉ những người mà bề ngoài tư tưởng dường như là theo chủ nghĩa xã hội nhưng bản chất lại chứa các thành tố của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc hay phát xít hoặc các đặc điểm của tầng lớp thống trị. Cho đến nay, các chính quyền theo Chủ nghĩa Cộng sản còn tồn tại đã coi phản động là vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của đảng cầm quyền, cho rằng những hành vi và hoạt động cản trở, đi ngược với tư tưởng hay chính sách, các hoạt động lật đổ chính quyền Đảng Cộng sản là các hành vi phản động chống lại Chủ nghĩa Cộng sản cần phải trấn áp và dẹp bỏ.

Phản động Là GìPhản động là gì? (Cập nhật mới nhất 2022)

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, phản động biểu hiện ở những việc làm chống lại các phong trào cách mạng, dân chủ và giải phóng dân tộc; hăm doạ, săn lùng và đàn áp các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị tích cực, đàn áp nhân dân lao động, cổ xuý tệ nạn phân biệt chủng tộc, nhen nhóm và khích lệ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa chống cộng. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng từng dùng từ "phản động" để chỉ những ai có những hoạt động bị đảng này xem là chống lại họ. Ví dụ Việt Nam từng gọi Đảng Cộng sản Trung Hoa, Khmer Đỏ là "phản động" khi Trung Quốc phát động chiến tranh tấn công Việt Nam vào năm 1979.

Theo Carlyle Thayer, các nhân vật bất đồng chính kiến ​​hoạt động chống Nhà nước Việt Nam là đối tượng bị trấn áp nếu họ vượt qua lằn ranh đỏ như tiếp xúc với các nhóm người Việt chống cộng ở hải ngoại đặc biệt là các nhóm hoạt động chính trị như Việt Tân mà chế độ coi là phản động. Bộ Công an kết luận rằng những nhân vật bất đồng chính kiến ​thuộc về "âm mưu diễn biến hòa bình" theo đó các lực lượng thù địch bên ngoài liên kết với các nhóm phản động trong nước để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

III. Phản động bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 109 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
  • Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
  • Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
  • Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi thực hiện hoạt động này gồm nhiều dạng khác nhau và có thể do nhiều loại người thực hiện, trong đó có thể là hành vi của người tổ chức, người thực hành, người giúp sức, người xúi giục. Hoạt động thành lập có thể là những hành vi để tiến tới thành lập, chuẩn bị cho việc thành lập hoặc là hành vi thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hoạt động thành lập tổ chức có thể được thực hiện dưới các hình thức như sau:

  • Khởi xướng và thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
  • Không khởi xướng việc thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nhưng trực tiếp đứng ra thành lập tổ chức, tuyên truyền, lôi kéo người tham gia tổ chức…,
  • Bàn bạc, thảo luận về việc thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phân công nhiệm vụ, tiến hành những hoạt động cần thiết để thành lập tổ chức
  • Soạn thảo cương lĩnh, điều lệ hoặc vạch ra phương hướng, kế hoạch hoạt động cụ thể của tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  • Ủng hộ vật chất, tinh thần cho việc thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Phản động là gì?

Phản động là gì?

Tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi của người gia nhập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khi tổ chức đã được thành lập. Thể hiện cụ thể của hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân rất đa dạng, phong phú như nhận lời tham gia dưới hình thức thỏa thuận miệng; nhận lời tham gia bằng văn bản như viết đơn, cam đoan xin gia nhập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân…

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc phản động là gì, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm soát Nhà nước trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

IV. Mọi người cũng hỏi

1. Phản động là gì?

- Phản động là một hành vi hoặc lối sống chống đối hoặc chống lại một tình thế, quyết định, hoặc chính phủ hiện tại. Nó có thể bao gồm sự phản đối mạnh mẽ, thể hiện không bằng việc tham gia vào các cuộc biểu tình, sự không tuân theo các quy tắc và luật pháp, hoặc việc tham gia vào các hoạt động chính trị để thúc đẩy thay đổi xã hội hoặc chính trị.

2. Tại sao người ta thực hiện phản động?

- Người ta thực hiện phản động với mục tiêu thúc đẩy thay đổi xã hội, cải thiện điều kiện sống, bảo vệ quyền lợi cá nhân hoặc tập thể, hoặc phản đối chính phủ hoặc tổ chức có quyền lực mà họ cho rằng không công bằng hoặc độc tài. Phản động có thể là một biện pháp để thể hiện sự phân đối về tình hình hiện tại.

3. Phản động có thể có hình thức và mức độ khác nhau, đúng không?

- Đúng, phản động có thể có nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Nó có thể là một biểu tình hòa bình, một cuộc đình công, hoặc thậm chí là sự đối đầu vũ trang trong những trường hợp cực đoan. Mức độ của phản động có thể phụ thuộc vào tình thế, mục tiêu và tôn chỉ của người tham gia.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo