Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì?

Quản lý ngân sách nhà nước luôn là một yếu tố cần được chú trọng trong công tác quản lý nhằm đảm bảo cân đối nguồn tiền của nhà nước. Khái niệm trên đã không còn xa lại, tuy nhiên, nhiều người còn thắc mắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ cùng bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì?

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân bổ theo pháp luật trách nhiệm, quyền hạn quản lý qua các khoản thu và chỉ của ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyển nhà nước để họ có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm quản lý ngân sách của mình nhằm bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ quan trọng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương.
Phân cấp quản lý ngân sách ở các quốc gia phụ thuộc mô hình tổ chức hệ thống các cấp ngân sách. Nếu cấp ngân sách được tổ chức theo một hệ thống các cấp chính quyền nhà nước thì tất cả các cấp chính quyền nhà nước đều có trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý ngân sách nhà nước. Ngược lại, nếu cấp ngân sách nhà nước chỉ được tổ chức ở một số cấp chính quyền nhà nước thì chỉ có cấp chính quyền có tổ chức cấp ngân sách nhà nước mới được giao trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý ngân sách nhà nước.
Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Là Gì
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì

2. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 

 Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý theo các nguyên tắc sau:
  • Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
  • Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương.
  • Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
  • Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
  • Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
  • Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.

3. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 

Nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước  gồm 5 vấn đề chính:

  • Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách
  • Giao nhiệm vụ chi cho các cấp
  • Các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
  • Vay nợ của chính quyền địa phương
  • Vấn đề trao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Trong những năm qua, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất và đạt được những kết quả quan trọng sau:
  • Thứ nhất: đảm bảo thực quyền của Quốc hội, tăng tính chủ động của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, quyết định phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách.
  • Luật ngân sách nhà nước quy định Quốc hội thảo luận và quyết định phân bổ ngân sách chi tiết theo lĩnh vực đến từng bộ, cơ quan trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thể hiện quyền lực tối cao của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân trong quyết định ngân sách nhà nước.
  • Thứ hai, phân cấp quản lý ngân sách theo Luật ngân sách nhà nước năm 2015 đã góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nước. Việc ban hành và thực hiện chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách, tình trạng cấp ban hành chính sách phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của từng cấp.
  • Thứ ba, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đã đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.
  • Việc quy định ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo và hưởng các nguồn thu quan trọng đã đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia; Đảm bảo nguồn lực để bổ sung cho các địa phương khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từng bước phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa.
  • Thứ tư, cơ chế phân cấp quản lý NSNN đã giao quyền chủ động cho các địa phương tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước để có nguồn lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Cơ chế phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách đã khuyến khích chính quyền địa phương: Chủ động trong việc xác định, bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ chi đã được phân cấp, với cơ chế: tăng thu thì tăng chi, giảm thu thì giảm chi đã khắc phục được tình trạng ỷ lại vào cấp trên.
Một vấn đề quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước là quỹ ngân sách nhà nước. Quý bạn đọc có thể tham khảo để nắm toàn diện hơn tại đây. Quỹ ngân sách nhà nước.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho câu hỏi phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện các giao dịch trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo