Phân biệt thời hạn và thời hiệu (cập nhật 2024)

Thời hiệu là khoảng thời gian thời gian do luật quy định được xác định từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc mà khi kết thúc khoảng thời gian đó thì phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định đối với chủ thể. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Vậy để phân biệt thời hạn và thời hiệu thì theo những tiêu chí nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về phân biệt thời hạn và thời hiệu.

phan-biet-thoi-han-va-thoi-hieu

Phân biệt thời hạn và thời hiệu

1. Thời hiệu là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu được quy định như sau:

Thời hiệu là khoảng thời gian thời gian do luật quy định được xác định từ thời điểm bắt đầu đên thời điểm kết thúc mà khi kết thúc khoảng thời gian đó thì phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định đối với chủ thể. Hậu quả pháp lý của thời hiệu có thể là chủ thể được hưởng một quyền dân sự; được miễn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự; mất quyền khởi kiện vụ án dân sự; mất quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.

2. Thời hạn là gì?

 

Thời hạn nói chung là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

3. Phân biệt thời hạn và thời hiệu

Chúng tôi xin phân biệt thời hạn và thời hiệu thông qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí Thời hạn Thời hiệu
Khái niệm Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Điểm bắt đầu và kết thúc Ngày bắt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu.
Vấn đề gia hạn Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn. Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định).
Hậu quả pháp lý khi hết thời gian Chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó. Không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.
Phân loại Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:

+ Thời hạn do luật định

+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

Bao gồm 4 loại:

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

+ Thời hiệu khởi kiện

+Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

4. Cách tính thời hạn theo quy định pháp luật

Căn cứ vào khoản 1 Điều 145 Bộ luật Dân sự năm 2015 cách tính thời hạn được quy định như sau:

“Cách tính thời hạn được áp đụng theo quy định của Bộ ỉuật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, cách tính thời hạn được áp dụng theo các căn cứ sau đây:

Cách tính thời hạn được áp dụng theo thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ. Luật ghi nhận sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong quan hệ dân sự, trong đó bao gồm cả thời hạn.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp luật quy định bắt buộc cách tính thời hạn mà không cho phép thỏa thuận thì các bên cần tuân theo. Điển hình như các thời hạn thực hiện các thủ tục mà luật định như thời hạn thực hiện thủ tục hành chính, thời hạn thực hiện việc đăng ký khai sinh...

5. Khi nào thì áp dụng thời hiệu?

Theo khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, có thể thấy nếu các bên đương sự không yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án sẽ không xem xét đến vấn đề thời hiệu. Khi một chủ thế yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu thì yêu cầu phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về phân biệt thời hạn và thời hiệu để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (265 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo