Cách phân biệt quy định, giả định, chế tài

Hiện nay nhiều bạn đọc có thể sẽ thắc mắc các vấn đề xoay quanh việc đọc hiểu quy định, văn bản pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết về Cách phân biệt quy định, giả định, chế tài cùng với ACC:

12 Nhom Thuat Ngu Phap Ly

Cách phân biệt quy định, giả định, chế tài

1. Tìm hiểu về Quy định

Quy định được hiểu là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu ra những quy tắc xử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải tuân theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ra trong phần giả định của quy phạm pháp luật.

Như vậy, phần quy định của quy phạm pháp luật sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Phải làm như thế nào? Phần này chứa đựng những mệnh lệnh, chỉ dẫn của Nhà nước đối với các chủ thể, qua đó thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc tiến hành điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Phần quy định của quy phạm pháp luật có thể sẽ tồn tại dưới hai dạng, đó là Quy định dứt khoát và quy định tùy nghi.

2. Tìm hiểu về Giả định

Giả định được hiểu là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể nhất định.

Như vậy, phần giả định của quy phạm pháp luật sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ai? Trong điều kiện, hoàn cảnh nào?

Giả định của quy phạm pháp luật bao gồm hai loại là giả định giản đơn − chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện và giả định phức tạp − nêu lên nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau.

3. Tìm hiểu về Chế tài

Chế tài được hiểu là một bộ phận của quy phạm pháp luật mà trong đó chỉ ra những biện pháp tác động  dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã nêu ra ở phần quy định của quy phạm pháp luật.

Phần chế tài của quy phạm pháp luật sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụng những biện pháp nào đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể vi phạm pháp luật sẽ phải gánh chịu hậu quả gì? Phần này thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật và là điều kiện đảm bảo cho những quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế.

Có các loại chế tài như sau:

– Dựa vào cách thức nêu lên hậu quả phải gánh chịu, chế tài có hai loại:

+ Chế tài cố định là loại chế tài nêu chính xác biện pháp tác động sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

+ Chế tài không cố định là loại chế tài không nêu lên một cách chính xác, dứt khoát hậu quả phải gánh chịu mà chỉ nêu lên mức cao nhất và mức thấp nhất của  biện pháp tác động.

– Dựa vào tính chất của các biện pháp tác động và chủ thể có thẩm quyền áp dụng thì chế tài được chia thành chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự:

+ Chế tài hành chính là loại chế tài nêu lên biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

+ Chế tài hình sự là loại chế tài nêu lên biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật bị coi là tội phạm.

+ Chế tài kỷ luật là loại chế tài nêu lên biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các  chủ thể có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, học tập, công tác  hoặc vi phạm pháp luật đã bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.

+ Chế tài kỷ luật là loại chế tài nêu lên biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, học tập, công tác  hoặc vi phạm pháp luật đã bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật. Các chế tài kỷ luật có thể bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.

+ Chế tài dân sự là loại chế tài nêu lên biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

4. Ví dụ để phân biệt quy định, giả định, chế tài

Ví dụ, theo như quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì:

“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

– Phần giả định trong Điều 155 BLHS được xác định là: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

– Phần quy định trong Điều 155 BLHS được xác định là: phần này không được nêu rõ trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm.

– Chế tài trong Điều 155 BLHS được xác định là: Bị phạt cảnh cáo phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Cách phân biệt quy định, giả định, chế tài gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo