Dầu mỏ và dầu khí có giống nhau hay không? Làm cách nào để phân biệt hai loại này? Cùng Luật ACC tìm hiểu nào.

1. Dầu mỏ là gì?
Dầu mỏ hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là dầu thô, đây là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ trong tự nhiên, do vậy nó không thể tái sinh hay nói cách khác là con người không thể tạo ra dầu mỏ được.
Trước đây người ta quan niệm rằng dầu mỏ được tạo nên từ những tàn tích của các sinh vật biển cổ đại nằm sâu trong lòng đất, sau đó nó bị hóa thạch và chuyển hóa thành các chất giàu cacbon do chịu sự tác động của nhiệt độ và áp suất cao. Tuy nhiên về cơ bản thì dầu mỏ được tạo ra từ sự kết hợp của Hydrocacbon với lưu huỳnh, nito và một số hợp chất khác trong tự nhiên.
2. Đặc điểm của dầu mỏ
Dưới đây là một số đặc điểm chính của dầu mỏ mà mọi người có thể tham khảo:
+ Tính chất: Là chất lỏng, sánh, không quá đậm đặc nhưng cũng không lỏng như nước, nổi trên mặt nước và không hòa tan trong nước
+ Màu sắc: Có màu đen vàng hay nâu đen
+ Mùi: Dầu mỏ có mùi hăng nhẹ, tuy nhiên cũng có một số loại dầu mỏ có mùi thơm do hàm lượng Hydrocacbon thơm – Aren có trong nó cao
+ Được hình thành từ sâu trong lòng đất
Thành phần của dầu mỏ
Dầu mỏ là chất được tạo nên từ hợp chất Nito, lưu huỳnh, các chất vô cơ, Hydrocacbon, trong đó bao gồm các nhóm Hydrocacbon sau đây:
+ Nhóm ankan từ C1 đến C50
+ Nhóm Aren bao gồm: Benzen, Xilen, Toluen, Naphtalen,…
+ Nhóm xicloankan bao gồm: Xiclopentan, Xiclohexan,…
3. Phân loại dầu mỏ
Tùy theo vị trí địa lý khai thác dầu mỏ, hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu và tỉ trọng API của dầu mỏ mà người ta chia nó thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các loại dầu thô hiện đang được khai thác:
+ Dầu thô Brent – Brent Crude: Được khai thác chủ yếu từ các mỏ thuộc khu vực Biển Bắc – khu vực nằm giữa Na Uy và Vương quốc Anh. Các mỏ dầu này cung cấp cho các nước châu Âu
+ Dầu thô WTI – West Texas Intermediate: Được khai thác từ các bãi dầu ở Texas, Louisiana và Bắc Dakota tại Mỹ. Các mỏ dầu này cung cấp cho khu vực Bắc Mỹ
+ Dầu thô OPEC: Dầu thô của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ trên thế giới
+ Dầu thô Dubai: Được khai thác tại Dubai và chủ yếu cung cấp cho các nước châu Á
+ Dầu thô Tapis: Là cơ sở tham chiếu cho các dầu mỏ nhẹ của Viễn Đông
+ Dầu thô Minas: Được khai thác tại Indonesia và là cơ sở tham chiếu cho các dầu mỏ nặng ở Viễn Đông
+ Dầu thô OPEC: Quyết định giá xăng dầu trung bình của 12 quốc gia như: Qatar, Nigeria, Algeria, Angola, Venezuela, Ecuador, Libya,…
4. Dầu mỏ được sử dụng để là gì?
Dầu mỏ là một loại nhiên liệu thiên nhiên rất cần thiết trong đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân trên toàn thế giới. Dưới đây là một số sản phẩm được tạo nên từ dầu thô:
+ Xăng, dầu Diesel, dầu nhiên liệu
+ Nhiên liệu để vận hành máy móc sản xuất, vận hành động cơ xe cộ
+ Sản xuất điện
+ Chất nhựa dẻo
+ Nguyên liệu cho các quá trình sản xuất hóa học: phân bón, thuốc trừ sâu,…
Với những công dụng như trên, dầu mỏ được ví như một loại “vàng đen” của thế giới. Tuy nhiên thực trạng khai thác dầu mỏ quá mức như hiện nay đã làm cho các mỏ dầu tự nhiên trên thế giới dần cạn kiệt, tác động đến quy luật cung – cầu trên thị trường và gây nên những biến động về giá cả.
5. Quy trình khai thác dầu thô
Bước 1: Tìm kiếm mỏ dầu trong lòng đất:
Các nhà địa chất sẽ sử dụng các thiết bị đo trọng lực hoặc các thiết bị đo từ trường để tìm kiếm các mỏ dầu và tìm kiếm dòng chảy của dầu. Tuy nhiên phương pháp này không được nhiều công ty khai thác dầu mỏ sử dụng, thay vào đó họ sẽ sử dụng công nghệ địa chấn.
Phương pháp này có nghĩa là họ sẽ tạo ra các sóng địa chấn đi xuyên qua lòng đất và nhận lại thông tin sóng phản hồi. Thông qua quá trình dịch mã, người ta sẽ biết được vị trí của các mỏ dầu nằm ở đâu.
Bước 2: Khai thác mỏ dầu:
Khi đã nắm được tọa độ của các mỏ dầu trong lòng đất, người ta sẽ đưa các thiết bị khoan xuống để khoan đến điểm chứa dầu, hình thành nên các lỗ khoan hay còn gọi là giếng dầu để dầu chảy lên theo các ống dẫn. Khi khoan trúng lớp dầu, dưới áp suất cao của khí thì dầu sẽ tự động phun lên theo đường ống.
Khi lượng dầu trong mỏ đã dần vơi đi thì áp suất khí cũng giảm dần, lúc này dầu không thể tự động phun lên nữa mà người ta phải phun hơi nước áp suất cao để đẩy dầu lên hoặc đơn giản hơn là sử dụng máy bơm để hút dầu.
Bước 3: Chưng cất và tạo ra thành phẩm:
Sau khi khai thác xong, dầu được đưa vào các tháp chưng cất, trên tháp được bắt các ống dẫn sản phẩm và bắt đầu tinh chế. Tùy theo điều kiện nhiệt độ chưng cất mà sản phẩm tạo thành cũng khác nhau
6. khái niệm pháp lý về hoạt động dầu khí
Dầu khí cũng là một loại khoáng sản, tuy nhiên do vị trí đặc biệt quan trọng của hoạt động dầu khí đối với nền kinh tế quốc dân cũng như sự tác động, ảnh hưởng rất lớn của hoạt động này tới vấn đề môi trường mà pháp luật có những quy định riêng về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí.
“Hoạt động dầu khí” là hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát hiển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả hoạt động phục vụ trực tiếp (khoản 4 Điều 3 Luật dầu khí sửa đổi bổ sung năm 2008). Những hoạt động được đề cập trong hoạt động dầu khí bao gồm: Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí; hoạt động phát triển mỏ; khai thác dầu khí; chế biến dầu khí; dịch vụ dầu khí (các khái niệm liên quan xem Điều 3 Luật dầu khí sửa đổi, bổ sung năm 2008).
7. Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí
Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam hàng năm thì hoạt động dầu khí đã gây ô nhiễm khá nghiêm trọng môi trường nước biển. Đặc biệt là các sự cố tràn dầu xảy ra thường xuyên đã gây ảnh hưởng rất xấu tới sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái biển.
Trước tình trạng hoạt động dầu khí gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng như hiện nay thì kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động dầu khí là đòi hòi tất yếu. Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động dầu khí được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng không thể thiếu bộ pháp luật. Pháp luật quy định rõ các quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động dầu khí
Nghĩa vụ của Nhà nước
Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống quy chuẩn môi trường ưong hoạt động dầu khí
Xây dựng kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu trong hoạt động dầu khí
Định kì đánh giá hiện trạng môi trường trong hoạt động dầu khí
Thanh tra và Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ưong hoạt động dầu khí
Giải quyết tranh chấp về bảo vệ môi trường ương hoạt động dầu khí
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
Nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong hoạt động dầu khí
Nghĩa vụ trình nộp các tài liệu về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí
Nghĩa vụ lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và các sự cố môi trường khác trong hoạt động dầu khí
Nghĩa vụ khắc phục sự cố tràn dầu
Nghĩa vụ bảo đảm sử dụng kĩ thuật công nghệ phù hợp yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí
Trên đây là các thông tin về dầu mỏ và dầu khí chúng tôi muốn gửi đến các bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu có vấn đề cần hỗ trợ hãy liên hệ công ty luật ACC để được giải đáp nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận