Phạm vi khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định là một tư liệu sản xuất tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc là vô hình, được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường sẽ có giá trị kinh tế rất lớn và có thể dùng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn sản xuất. Việc xác định tài sản nào là tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản. Vậy Phạm vi khấu hao tài sản cố định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Phạm vi khấu hao tài sản cố định
Phạm vi khấu hao tài sản cố định

1. Khái niệm khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình tham gia vào SXKD, TSCĐ sẽ bị hao mòn dần. Để bù đắp giá trị TSCĐ đó bị hao mòn và có điều kiện thay thế khi TSCĐ hư hỏng, doanh nghiệp phải tính và đưa vào chi phí SXKD một khoản tương ứng với phần giá trị TSCĐ đó bị hao mòn và chuyển dịch giá trị hao mòn đó vào chi phí SXKD trong kỳ, gọi là khấu hao TSCĐ.

Theo khoản 10, điều 2 của thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.

Ý nghĩa của việc tính khấu hao tài sản cố định:

Việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp:

  • Khấu hao hợp lý là biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cố định, tạo cho doanh nghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng.
  • Khấu hao hợp lý giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu hao để có thể thực hiện kịp thời việc đổi mới TSCĐ (máy móc, thiết bị và công nghệ…).
  • Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí. Việc xác định khấu hao hợp lý là một nhân tố quan trọng để xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Phạm vi và thời điểm trích khấu hao tài sản cố định

2.1. Phạm vi trích khấu hao tài sản cố định

Trước khi xác định phạm vi trích khấu hao TSCĐ, theo quy định của Bộ Tài chính, việc quản lý TSCĐ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

– Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ –  Số hao mòn lũy kế của TSCĐ

Trong đó: Số hao mòn lũy kế của TSCĐ là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

– Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định hiện hành.

– Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

Phạm vi trích khấu hao TSCĐ được xác định dựa vào các nguyên tắc do Bộ Tài chính quy định tại Điều 9, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ; cụ thể như sau:

– Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, kể cả TSCĐ cầm cố, thế chấp, tạm thời ngừng sử dụng để sửa chữa, nâng cấp, tháo dỡ bộ phận hoặc vì lý do thời vụ. Mức khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trong kỳ, trừ những TSCĐ sau đây:

+ Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động SXKD;

+ Tài sản cố định chưa khấu hao hết bị mất;

+ Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính);

+ Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp;

+ Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng);

+ Tài sản cố định là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao;

+ Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

+ Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất.

– Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.

– Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

– Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.

– Tài sản cố định chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán TSCĐ được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán TSCĐ chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo quy định.

Đối với các TSCĐ doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá TSCĐ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 45/2013/TT-BTC thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm.

2.2. Thời điểm trích khấu hao tài sản cố định

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Ví dụ:

1. Ngày 10/03/N doanh nghiệp Mỹ Tâm mua mới một TSCĐ và đưa vào sử dụng ngay ở bộ phận sản xuất. Thời gian trích khấu hao TSCĐ này được tính như sau:

  • Trong tháng 03/N: Từ ngày 10/3/N đến 31/3/N: 22 ngày;
  • Trong năm N: Từ ngày 10/3/N đến 31/12/N: 9 tháng và 22 ngày.

2. Ngày 15/09/N doanh nghiệp Mỹ Tâm thanh lý một TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận bán hàng. Thời gian thôi trích khấu hao TSCĐ này được tính như sau:

  • Trong tháng 09/N: Từ ngày 15/9/N đến 30/9/N: 16 ngày;
  • Trong năm N: Từ ngày 15/9/N đến 31/12/N: 3 tháng và 16 ngày.

Trên đây là Phạm vi khấu hao tài sản cố định mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo