Phái sinh ngoại hối (Foreign exchange derivative) là gì?

Khái niệm về ngoại hối thì hầu như mọi người đều đã biết qua nhưng về phái sinh ngoại hối thì hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề dẫn tới sự khó khăn trong tìm hiểu cũng như sử dụng phái sinh ngoại hối một cách tốt nhất. Mong rằng qua bài viết của Công ty Luật ACC sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.

1. Phái sinh ngoại hối (Foreign exchange derivative)

Phái sinh ngoại hối còn gọi là phái sinh tiền tệ trong tiếng Anh là Foreign exchange derivative hay Currency derivative. Phái sinh ngoại hối có tên gọi đầy đủ là công cụ phái sinh ngoại hối.

Phái sinh ngoại hối là hợp đồng tài chính giữa người mua và người bán liên quan đến việc trao đổi hai loại tiền tệ vào một ngày trong tương lai theo một tỉ lệ nhất định.

Lịch sử hình thành

- Xuất phát từ xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, nhu cầu giao thương hàng hóa của các nước trở nên phát triển hơn bao giờ hết, từ đó đã tạo nền tảng cho thị trường giao dịch ngoại hối ngày càng trở nên lớn mạnh với tính hiệu quả và qui mô giao dịch khổng lồ.

- Có thể thấy trên thị trường ngoại hối, tỉ giá giao dịch giữa các đồng tiền biến động khôn lường, để đáp ứng các yêu cầu của chủ thể tham gia thị trường, các công cụ phái sinh ngoại hối đã ra đời.

- Các công cụ phái sinh ngoại hối được tiến hành giao dịch với tài sản cơ sở là các đồng tiền khác nhau ở hai chiều của giao dịch.

Ví dụ Có thể lấy ví dụ về trường hợp của một thương gia người Mỹ, anh ta sắp có khoản tiền thu bằng đồng EUR từ đối tác châu Âu trong tương lai, tuy nhiên do tỉ giá EUR/USD được dự đoán là sẽ biến động và sẽ ảnh hưởng xấu đến khoản USD của anh ta sau khi qui đổi khoản EUR thu được.

Lúc này, người thương gia sẽ sử dụng các công cụ phái sinh ngoại hối để bảo vệ mình, tỉ giá giao dịch EUR/USD sẽ ấn định trong hiện tại và dòng tiền EUR, USD sẽ được hai bên tham gia giao dịch trao đổi cho nhau khi đến hạn hợp đồng dựa trên tỉ giá này. Kết quả là số USD người thương gia thu về sẽ không chịu ảnh hưởng của tỉ giá tương lai.

- Các công cụ được sử dụng trên thị trường phái sinh ngoại hối có thể kể đến như hợp đồng kì hạn, quyền chọn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng tương lai

2. Các sản phẩm phái sinh ngoại hối

Hiện nay, các sản phẩm phái sinh ngoại hối gồm: Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, Hợp đồng Quyền chọn ngoại tệ, Giao dịch ngoại hối tương lai và Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ.

-Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ

Là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một lượng ngoại tệ với mức giá ấn định trước và việc thanh toán được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai. Tài sản cơ sở của hợp đồng này là tỷ giá của 2 đồng tiền, tỷ giá này được áp dụng vào ngày đáo hạn và gọi là tỷ giá kỳ hạn.

Giống như hợp đồng kỳ hạn của các giao dịch phái sinh khác, giá kỳ hạn do hai bên thỏa thuận. Tỷ giá này cần nằm trong giới hạn tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước tại thời điểm ký kết hợp đồng.

-Hợp đồng Quyền chọn ngoại tệ

Là hợp đồng giao dịch giữa bên mua quyền chọn và bên bán quyền chọn, trong đó bên mua quyền chọn có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán lượng ngoại tệ nhất định ở mức tỷ giá xác định trong thời gian đã thỏa thuận trước.

Nếu bên mua thực hiện quyền chọn của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán/mua lượng ngoại tệ theo hợp đồng với đúng tỷ giá đã thỏa thuận trước.

Các loại quyền chọn gồm:

  • Quyền chọn mua (hay call option): là quyền mua lượng ngoại tệ tại tỷ giá thỏa thuận trong thời gian/thời điểm xác định.
  • Quyền chọn bán (hay put option): là quyền bán lượng ngoại tệ tại tỷ giá thỏa thuận trong thời gian/thời điểm xác định.

Hợp đồng này giúp bên mua quyền phòng ngừa rủi ro trước sự biến động của tỷ giá, đồng thời được quyền ấn định tỷ giá phù hợp với lợi ích và dòng vốn. Nếu có những phán đoán đúng về xu hướng tỷ giá, bên mua có thể nhận được khoản lời hiệu quả.

-Giao dịch ngoại hối tương lai

Là hợp đồng mua/bán ngoại tệ theo tỷ giá xác định vào ngày giao dịch được định trước trong tương lai. Việc thanh toán sẽ thực hiện vào một thời điểm tương lai xác định trong thỏa thuận.

Đây là hợp đồng phổ biến phù hợp với NĐT doanh nghiệp có nguồn thu từ đồng tiền này nhưng cần chi tiêu bằng đồng tiền khác. Doanh nghiệp sẽ cố định được tỷ giá, tránh được rủi ro về biến động tỷ giá và sự khan hiếm ngoại tệ trên thị trường ở thời điểm trong tương lai.

-Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ

Là hợp đồng giao dịch mà NĐT thực hiện đồng thời giao dịch giao ngay (mua hoặc bán) một lượng ngoại tệ và một giao dịch kỳ hạn (để bán hoặc mua) chính lượng ngoại tệ đó trong tương lai.

Tỷ giá giao dịch, lượng ngoại tệ giao dịch cũng như kỳ hạn thanh toán được xác định ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Hợp đồng này giúp  tránh được rủi ro tỷ giá như trong giao dịch giao ngay, quản lý dòng tiền hiệu quả hơn, đồng thời hưởng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.

3. Cách thức giao dịch

Cách thức giao dịch ngoại hối phái sinh hiện nay thông qua các công cụ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn… Bên cạnh đó còn có thêm các quyền nhị phân (Binary Options).

Đây là một tùy chọn về dự tính tiềm năng tăng/giảm của tài sản trong khoảng thời gian cụ thể và bỏ tiền đầu tư cho dự đoán này. Khi hết thời gian, tới thời điểm giao dịch, việc thắng/thua là kết quả dự đoán, từ đó NHÀ ĐẦU TƯ sẽ lãi hoặc lỗ dựa trên số tiền đầu tư ban đầu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định về ngoại hối phái sinh để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo