Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người. Ô nhiễm môi trường để lại hậu quả rất lớn, gây ra sự thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu hay còn gọi là hiệu ứng nhà kính, gây ra nhiều thiên tai với diễn biến phức tạp. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: "Ô nhiễm môi trường là gì? (Cập nhật 2022)".
1. Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường sống tự nhiên bị bẩn, bên cạnh đó những tính chất sinh, lý, hóa bị thay đổi theo chiều hướng có hại cho sức khỏe của con người và các loài động, thực vật, hiện nay, ô nhiễm môi trường được phân ra thành 04 loại là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm tiếng ồn.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường là khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường trong đó những chỉ số hoá học, lí học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác.
Dưới góc độ pháp lí, “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” .
Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường là chúng đều đề cập sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Thông thường chất gây ô nhiễm là các chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm… và được phân thành các loại sau đây:
+ Chất gây ô nhiễm tích luỹ (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích luỹ (tiếng ồn);
+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa axít) và trên phạm vi toàn cầu (chất CFC);
+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn (hoá chất dùng cho nông nghiệp);
+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục (dầu tràn do sự cố tràn dầu).
Xem thêm bài viết: Ô nhiễm môi trường biển là gì? (Cập nhật 2022)
2. Có mấy loại môi trường?
Theo chức năng, môi trường sống của con người được chia thành 4 loại:
– Môi trường tự nhiên: Gồm các nhân tố tự nhiên như ánh sáng mặt trời, đất, nước, không khí,…
– Môi trường xã hội: Là tổng thể các môi quan hệ của con người với nhau như các điều luật, quy định, thể chế chính trị- xã hội,….
– Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố do con người tạo nên như nhà cửa, các công trình công cộng,…
Ngoài ra, người ta cũng có thể phân chia môi trường dựa vào đặc tính của nó như sau:
– Môi trường trong đất.
– Môi trường nước.
– Môi trường không khí, trên mặt đất.
– Môi trường sinh vật.
+ Ô nhiễm không khí là tình trạng không khí lẫn nhiều khí thải, bụi công nghiệp từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt như: khói bụi từ các nhà máy; bụi từ các công trường; khí thải từ ô tô, xe máy, lò đốt rác…
+ Ô nhiễm nguồn nước là việc nguồn nước tự nhiên (nước mặn và nước ngọt) có nhiều chất thải cả chất thải thô và chất thải sinh hoạt hay thậm chí là cả nhiều loại phế liệu được thải ra môi trường nước từ các hoạt động đánh bắt, chăn nuôi thủy sản, du lịch…
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường nước không thể không nhắc đến ý thức của người dân, những đơn vị sản xuất xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, hoạt động đánh bắt có sự trợ giúp từ thuốc nổ hoặc các loại hóa chất.
+ Ô nhiễm đất là hệ quả trực tiếp của việc ô nhiễm nguồn nước khi nguồn nước ngầm bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất. Hiện tượng ô nhiễm này thường là do ảnh hưởng từ rác thải trên bề mặt đất, việc lạm dụng sử dụng quá nhiều chất hóa học trong trồng trọt…
+ Ô nhiễm tiếng ồn là loại ô nhiễm chủ yếu xảy ra ở các đô thị, các khu công nghiệp, tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông và hoàn toàn do ý thức của người dân. Loại ô nhiễm này sẽ hạn chế được một cách nhanh chóng và hiệu quả nếu ý thức của mỗi người tăng lên.
Trên đây là giải thích cho ô nhiễm môi trường là gì? Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đưa tin về tình trạng này. Vậy ô nhiễm môi trường do đâu và thực trạng ô nhiễm hiện nay như thế nào?
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
Ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân khách qua và chủ quan tức là cả do thiên nhiên và do con người tác động, nhưng chủ yếu là do con người. Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội thường sẽ kéo theo những hệ lụy nhất định trong đó bao gồm cả tình trạng ô nhiễm môi trường. Cụ thể, ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Do sự thiếu ý thức của một bộ phận không nhỏ người dân
Sự thiếu ý thức này rất thường gặp và chưa thể khắc phục triệt để được, các hoạt động này như:
– Xả rác không đúng nơi quy định, đứng đâu vứt đấy thể hiện rất rõ ràng tại các địa điểm tham quan, các điểm du lịch như bãi biển…
– Xả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, làm chết các con sông như sông Nhuệ, sông Tô Lịch tại Hà Nội.
– Tự ý đốt rác thải không theo chỉ dẫn như đốt rơm rạ, đốt bao bì nilon, chai nhựa…
– Hoạt động khai thác tận diệt, chặt phá rừng bừa bãi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.…
Thứ hai: Do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, chế tài chưa đủ sức răn đe
Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế luôn chú trọng việc xử lý các hoạt động xả thải trái phép nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, lại chưa thực sự hiểu quả bởi chế tài chưa đủ mạnh để răn đe hành vi vi phạm và cũng không loại trừ nguyên nhân là từ một bộ phận cán bộ, lãnh đạo quan liêu khiến các hành vi này diễn ra thường xuyên hơn.
Thứ ba: Do sự tác động của thiên nhiên
Các thảm họa tự nhiên như động đất, song thần, bão lũ… là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến ô nhiễm môi trường và con người không thể lường trước được, những hiện tượng tự nhiên này đang ngày càng diễn ra phức tạp hơn, nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu ý thức bảo vệ môi trường của con người cao hơn thì các hiện tượng này sẽ giảm đi và bớt nghiêm trọng.
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang là vấn đề nóng, diễn ra ở khắp nơi nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường diễn ra khá rộng khắp, cụ thể biểu hiện qua:
– Do khí thải, khói bụi từ sinh hoạt, giao thông, các nhà máy, xí nghiệp nên chất lượng không khí ở Hà Nội, Hồ Chí Minh hay một số thành phố lớn khác có chỉ số chất lượng không khí ở mức cao, có những ngày cảnh báo chất lượng không khí không tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Tình trạng sông, suối, kênh, rạch hay nước biển nhiều rác, chất thải cũng rất nhiều. Những con sông, con rạch ngập chất thải, rác, túi nilon hay bờ biển với nhiều chai nhựa là hình ảnh thường thấy tại Việt Nam.
– Tại Việt Nam, chưa thể khắc phục được tình trạng khai thác quá mức, khai thác tận diệt như việc đánh bắt thủy hải sản, khai thác gỗ, khai thác quặng kim loại… và nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên.Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường?
Ô nhiễm môi trường không thể khắc phục hay cải thiện nhanh chóng được mà phải có quá trình. Các biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay cần được áp dụng như sau:
– Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về ô nhiễm môi trường, mức độ ô nhiễm để người dân ý thức được hành vi của mình. Giáo dục trẻ nhỏ thực hiện bỏ rác đúng quy định, tái chế lại rác thải phục vụ đời sống. Tổ chức các hoạt động kêu gọi bảo vệ môi tường như: giờ trái đất, ngày nước sạch thế giới…
– Quy hoạch khu công nghiệp thông minh với hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.
– Trồng nhiều cây xanh phủ xanh đất trắng đồi trọc, trồng rừng phòng hộ…
– Phân loại rác thải tại nguồn.
– Xây dựng chế tài xử lý các hành vi vi phạm về môi trường mạnh hơn, có tác dụng răn đe.
4. Câu hỏi thường gặp
Có bao nhiêu loại ô nhiễm môi trường ở nước ta?
Ở nước ta, dường như loại ô nhiễm nào cũng có. Nhưng cái ô nhiễm đang lưu ý nhất là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước! Nhưng hãy cùng chúng tôi điểm qua xem ở nước ta hiện nay đang bị loại ô nhiễm nào nhé!
Ô nhiễm môi trường – ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí nguyên nhân chủ yếu là do khói bụi từ các nhà máy xí nghiệp thải ra. Các loại ống khói cỡ lớn ngày ngày ồ ạt thải ra với màu khói đen khịt kèm theo đó là mùi hôi khó chịu.
Ô nhiễm không khí từ máy móc sinh hoạt cũng chúng ta: xe máy, xe ô tô, máy phát điện, máy cày,lò đốt rác thải phế liệu của các hộ dân nhỏ lẻ…
Ô nhiễm môi trường – ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước
Sự thiếu ý thức từ một số hộ dân đã gây ra ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Cả nước ngọt lẫn nước mặn (nước biển). Trong quá đình đánh bắt hay chăn nuôi đã xả thải ra một lượng rác thải không nhỏ ra môi trường. Cả rác thải thô lẫn nước thải sinh hoạt. Thậm chí có những loại phế liệu cũng thẳng tay cho xuống sông xuống biển.
Hoạt động đánh bắt có sự hộ trợ của thuốc nổ hay một số loại hóa chất nhằm tăng năng suất. Bên cạnh đó cũng phải kể đến nước xả thải từ khu công nghiệp nhà máy tại nước ta. Có những đơn vị chưa được sự cho phép đã xả trực tiếp ra nguồn nước, ra lén lút để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp…
Ô nhiễm ao hồ, sông suối, kênh rạch, thác nước, mượng nước…
Ô nhiễm môi trường – ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất là loại ô nhiễm bị ảnh hưởng trực tiếp từ ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng ô nhiễm đất là do ảnh hưởng từ rác thải rắn trên bề mặt và trong lòng đất. Các chất hóa học có trong rác thải sẽ làm thay đổi tính chất của đất. Các loại ô nhiễm nguồn đất chủ yếu là do sự khai thác quá mức, sử dụng chất hóa học quá nhiều trong trồng trọt, khai thác mỏ… Hay do hiện tượng tự nhiên: Động đất, ngập mặn…
Ô nhiễm môi trường – ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn cũng là một loại ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Nó có thể không chế được và giảm thiểu tùy vào ý thức của mỗi người. Các biểu hiện
Ô nhiễm tiếng ồn ở khu đô thịÔ nhiễm tiếng ồn ở gần các nhà máyÔ nhiễm tiếng ồn từ phương tiện giao thông
Với 4 loại ô nhiễm nói trên, biện pháp khắc phục sẽ được liệt kê ngay ở phần dưới. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà ô nhiễm môi trường lại diễn ra như vậy nhé!
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường là do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường là do hai nguồn tác nhân chính đó là Con Người và Tự Nhiện. Nhưng phần lớn còn người thường kéo theo tự nhiên thay đổi. Người ta thường nói sự phát triển luôn đi kèm với sự ô nhiễm. Đến thời điểm này điều đó thực sự đúng. Vậy nguyên nhân do đâu mà có sự ô nhiễm đó. Hãy cùng xem qua nhé:
Sự thiếu ý thức của người dân
Xả rác không đúng nơi quy định: Đứng đâu vứt đây, bóc cái gì xả luôn cái đó không một chút suy nghĩ
Xả nước thải sinh hoạt ra ngoài môi trường: kể cả nước thải rắn và nước thải sinh hoạt.
Đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường
Tự ý đốt rác thải: bao bì ni lông, đốt rơm rạ.
Xử lý xác chết chưa đúng nơi quy định: heo gà vịt chết chôn lấp không đúng nơi quy đinh, hay đổ thẳng xuống sông.
Chặt phá rừng vô tôi vạ, khai thác rừng qua mức.
Chưa tận dụng hết công dụng của các đồ vật: bao bì ni lông, chai nhựa…
Sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan ban ngành
Không nghiêm ngặc trong chế tài xử phạt những doanh nghiệp xả thải ra môi trường.
Không răn đe trong khâu xây dựng bể chứa và xử lý nguồn nước thải tại các nhà máy, khu công nghiệp để rồi trong quá trình đi vào hoạt động. Nước thải rác thải từ đẩy bị đổ thẳng xuống sông xuống biển mà chưa được xử lý.
Thiên nhiên
Nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm ô trường một phần cũng là do thảm họa thiên nhiên gây ra: Động đất, sóng thần, Vòi rồng, Bão lũ… sự biến động ở trong lòng đất, thay đổi cấu trúc..thì chúng ta không thể lường trước được. Vậy nên cần ý thức bảo vệ môi trường thì các tai họa sẽ ít hơn hoặc mức độ nghiêm trọng sẽ giảm đi.
Biện pháp khắc phục để giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
Tuyên truyền người dân ý thức bảo vệ môi trường bằng các phong trào thiết thực: Chủ nhật xanh, Con đường xanh
Giáo dục trẻ nhỏ ý thức bỏ rác đúng nơi quy định và cách tận dụng các phế liệu bỏ đi: lon nước, chai nhựa, dây điện đồng, giấy thải loại, vải vụn…để làm dụng cụ học tập hoặc trang trí phòng học…
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng hành động thiết thực
Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất. Cho thấy được hậu quả nghiêm trọng khi bị ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường.
Tổ chức nhiều hơn các sự kiện về bảo vệ môi trường với các loại rác tái chế, phế liệu bỏ đi. Sáng tạo nhiều hơn những slogan hay để bảo vệ môi trường.
Quy hoạch thông minh khoa học các khu công nghiệp, lên phương án hệ thống xử lý nguồn nước thải trực tiếp với số lượng lớn.
Trồng nhiều cây xanh với các thông điệp:
Phủ xanh đất trắng đồi trọcMột người trồng cây xanh, hàng trăm người sống khỏeMột tay nhặt rác, đã khiến trái đất sạch hơn mỗi ngày
Phân loại rác thải: rác phân hủy, rác thải chế, rác độc hại. Bỏ rác đúng nơi quy định
Bỏ rác đúng nơi quy định
Các loại rác thải từ nông nghiệp: Chai đựng thuốc trừ sâu, bao bì đựng thuốc trừ sâu… nên bỏ đúng nơi quy định. Bỏ trong thùng rác chuyên đựng chất hóa học.
Tận dụng và tái chế từ các loại phế liệu bỏ đi
Xử lý rác thải một cách thông minh: Tận dụng rác thải – phế liệu là các đồ dùng handmade, làm đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, trang trí phòng… Và như đã nói ở trên bạn cũng có thể bán chúng cho các đại lý thu mua phế liệu. Tại đây bạn sẽ được họ phân loại, xử lý và chuyên chở chúng về bãi một cách gọn gàng và nhanh chóng. Tận dụng những loại rác thải phân hủy để làm phân bón cây, hoa màu.
Sử dụng các loại xe bảo vệ môi trường, sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm điện
Thực hiện ngày môi trường 5 tháng 6 hằng năm tên gọi khác: Eco Day / Environment Day/ WED – Tên chính thức: UN World Environment Day
Hạn chế sử dụng các loại nhựa chỉ sử dụng một lần thay vào đó nên sự dụng các loại nhựa: Nhựa HDPE – ký hiệu số 2 và Nhựa PP – ký hiệu số 5
5. Dịch vụ tư vấn luật ACC
Trên đây là thông tin về Ô nhiễm môi trường là gì? (Cập nhật 2022) mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về vấn đề này, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.
✅ Kiến thức: | ⭕ Ô nhiễm môi trường là gì |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận