Tội phạm chiếm đoạt tài sản đang diễn ra khá phổ biến hiện nay và có xu hướng gia tăng. Vậy nạn nhân phải nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản ở đâu khi bị các đối tượng chiếm đoạt tài sản? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề trên.
1. Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là gì?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người/một nhóm người dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung) thì trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
2. Ai có quyền tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản?
Theo Điều 478 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, người có quyền tố cáo hành vi chiếm đoạn tài sản là bất kỳ cá nhân nào phát hiện hành vi lừa đảo chiếm đạt tài sản.
3. Đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 (sửa đổi, bổ sung), đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản cần phải có các nội dung sau:
- ngày, tháng, năm tố cáo;
- họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo vào cuối đơn.
Lưu ý: Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Ngoài đơn tố cáo, khi muốn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người tố cáo cần chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ cho nội dung tố cáo của mình và để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thể nhanh chóng thẩm định, kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo. Một số tài liệu, chứng cứ đính kèm theo đơn tố cáo như:
- Tài liệu, giấy tờ làm bằng chứng chứng minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: tin nhắn, thư từ, ghi âm cuộc thoại chứa nội dung lừa đảo, hình ảnh, camera, thông tin chuyển khoản, ...
- Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, Sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ tùy thân khác được sao y chứng thực;
- Các tài liệu cần thiết khác tùy vào tình tiết vụ việc
4. Nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản ở đâu?
Căn cứ vào quy định tại các khoản 2 Điều 145, khoản 3 Điều 146 và khoản 2 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung), người tố cáo có thể nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản đến các cơ quan, tổ chức sau:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
- Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an
Theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 (sửa đổi, bổ sung), ngoài hình thức nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản để thực hiện tố cáo thì người tố cáo có thể đến trực tiếp các cơ quan ở trên để thực hiện tố cáo.
5. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản là bao lâu?
Căn cứ vào quy định tại khoản 3, 4 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
Đối với tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố thì phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản ở đâu. Trong quá trình tìm hiểu, áp dụng các quy định pháp luật, nếu bạn đọc còn có các thắc mắc khác về các vấn đề pháp ly hay có nhu cầu tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín, bạn có thể liên hệ đến công ty Luật ACC để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận