Điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông đường bộ 2008. Vậy Nồng độ cồn trong máu là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Nồng độ cồn trong máu là gì?
Nồng độ cồn trong máu được định nghĩa là phần trăm rượu (rượu ethyl hoặc ethanol) trong dòng máu của một người. BAC 0,05% có nghĩa là có 0,05 gram rượu trong 100 ml máu.
2. Các yếu tố xác định nồng độ cồn trong máu
Càng uống nhiều rượu bia thì nồng độ cồn trong máu (tiếng Anh là Blood Alcohol Concentration và viết tắt là BAC) càng cao, tuy nhiên, hai người uống cùng một lượng rượu như nhau thì có thể mức độ BAC sẽ khác nhau. Điều này là do rất nhiều các yếu tố có ảnh hưởng đến chỉ số này như:
- Kích thước cơ thể
Một người có kích thước nhỏ hơn sẽ có nồng độ BAC cao hơn so với người có kích thước lớn hơn khi hai người cùng tiêu thụ một lượng rượu bia như nhau, nguyên nhân là do rượu tập trung cao hơn ở người có chỉ số khối cơ thể nhỏ hơn.
- Dạ dày trống
Một người có dạ dày trống khi uống rượu sẽ đạt nồng độ BAC cao hơn và nhanh hơn so với người đã ăn trước khi uống, vì thức ăn trong dạ dày sẽ làm chậm tốc độ mà rượu đi vào máu. Tuy nhiên, ăn trước khi uống không ngăn ngừa ngộ độc rượu.
- Tỷ lệ mô mỡ
Rượu không được hấp thụ vào mô mỡ, do đó những người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể lớn sẽ tăng nồng độ BAC cao hơn và nhanh hơn so với những người có tỷ lệ mô mỡ thấp hơn.
- Giới tính
Cơ thể phụ nữ thường nhỏ hơn nam giới và có tỷ lệ mô mỡ cao hơn so với cơ nạc nên phụ nữ sẽ hấp thụ rượu nhanh hơn so với cơ thể nam giới. Điều này dẫn tới phụ nữ uống cùng một lượng rượu như đàn ông thì sẽ tăng nhanh nồng độ BAC hơn so với đàn ông.
- Không thường xuyên uống rượu bia
Do những người uống ít rượu bia có khả năng uống rượu thấp hơn so với những người thường xuyên uống và do đó nồng độ BAC của họ có khả năng tăng nhanh hơn so với những người hay uống rượu bia hơn.
3. Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông
Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, hành vi điều khiển xe ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm nên chỉ cần trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện qua kiểm tra phát hiện có nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Cũng theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, nồng độ cồn cho phép khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy là không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
4. Mức xử phạt hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
4.1. Xử phạt vi phạm hành chính
Đối với xe ô tô:
Theo điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Theo điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng
Theo điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng dối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
4.2. Xử lý hình sự
Trường hợp người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn gây tai nạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có khung hình phạt như sau:
Khung 1:
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 2:Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Không có giấy phép lái xe theo quy định;
- Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
- Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Khung 3:Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Khung 4:
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4.3. Bồi thường thiệt hại
Theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật ACC về Nồng độ cồn trong máu là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận