Chúng ta thường luôn yêu quý những người luôn nói sự thật và khiêm tốn. Bởi họ rất chân thành và đáng tin cậy. Tuy nhiên, không ít người hay nói quá sự thật với mong muốn được tán dương, khen ngợi hay vì mục đích khác. Nhưng liệu nói quá có phải lúc cũng với mục đích xấu hay không và nói quá là gì? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Nói quá là gì?
1. Nói quá là gì?
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nó còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
Nói quá không phải nói sai sự thật.
2. Nói quá thường được sử dụng ở đâu?
Nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ. Ví dụ: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, mệt đứt hơi, người đen như cột nhà cháy.
Trong văn chương, nói quá thích hợp với những loại văn bản: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca,… những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.
Như là: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Trần Quốc Tuấn).
3. Tác dụng của nói quá
+ Nhấn mạnh ý: nói quá là biện pháp tu từ với chức năng nhận thức, nói sâu hơn về bản chất đối tượng.
+ Gây ấn tượng: trong giao tiếp, nói quá cũng được sử dụng với chức năng làm nhấn mạnh bản chất của đối tượng. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh, tình huống và đối tượng mà chúng ta nên sử dụng biện pháp nói quá thích hợp để tránh hiểu lầm không mong muốn.
+ Tăng sức biểu cảm cho lời văn: trong văn học, nói quá cũng được sử dụng với chức năng làm nhấn mạnh bản chất của đối tượng. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh, tình huống và đối tượng mà chúng ta nên sử dụng biện pháp nói quá thích hợp để tránh hiểu lầm không mong muốn.
4. Một số biện pháp nói quá
+ Nói quá kết hợp với so sánh tu từ: Hai biện pháp này đều nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu kết hợp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
+ Dùng những từ ngữ phóng đại khác như là: cực kỳ, vô kể, mất hồn, nhớ đến cháy lòng, cười vỡ bụng, khỏe như voi, đẹp như tiên.
5. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
5.1 Nói quá và nói khoác có phải là một không?
+ Giống nhau: Đều phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
+ Khác nhau:
- Nói quá là phóng đại về mức độ, quy mô, tính chấp của sự việc dựa trên cơ sở có thật. Có tác dụng nhấn mạnhgây ấn tượng, tăng sức biểu cảm, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói khoác phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự việc trên cơ sở không có thực. Có tác động gây cười, trong một số trường hợp gây ra sự tiêu cực cho người nghe.
5.2 Điệp từ là gì?
Điệp từ là biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học. Trong đó, chỉ cần lặp lại một từ, một cụm từ nhiều lần. Điệp từ được sử dụng với ý của tác giả, thông qua ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định về nội dung được nhắc đến.
5.3 Các thành phần của câu
+ Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu, nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một hoặc nhiều chủ ngữ kế tiếp nhau.
+ Vị ngữ: Là thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ. Trong câu có một hoặc nhiều vị ngữ. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.
+ Trạng ngữ: Là thành phần phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. Trạng ngữ bổ sung tình huống cho câu, để chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,…). Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu phẩu. Câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ. Các trạng ngữ có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.
Tham khảo một số bài viết khác có thể giữ nguyên nội dung di chúc sau khi một trong hai người vợ hoặc chồng qua đời hay không .
Sau khi tìm hiểu về nói quá là gì cũng như những đặc điểm của nó. Hy vọng rằng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích cho mình. Bên cạnh đó, nhận thức được có nên nói quá hay không, và nên nói trong trường hợp nào thì mang lại kết quả tốt hơn. Nếu quý bạn đọc có những thắc mắc về bài viết hay có vấn đề pháp lý cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ website: accgroup.vn.
✅ Kiến thức: | ⭕ Nói quá là gì |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận