Ngày 15 tháng 11 năm 2010 Quốc hội ban hành Luật số 56/2010/QH12 Luật thanh tra. Luật có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2010 và Luật thanh tra số 22/2004/QH11 hết hiệu lực từ ngày này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những nội dung cơ bản của Luật thanh tra năm 2010. Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục lục Luật thanh tra năm 2010:
Chương 1.: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 2.: TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC; CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
Chương 3.: THANH TRA VIÊN, NGƯỜI ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA
Chương 4.: HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Chương 5.: ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC
Chương 6.: THANH TRA NHÂN DÂN
Chương 7.: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Những nội dung cơ bản của Luật thanh tra 2010
Phân định rõ hoạt động thanh tra và kiểm tra
Hoạt động thanh tra và kiểm tra phục vụ yêu cầu quản lý của các cơ quan rất khác nhau về mục đích, yêu cầu, trình tự, thủ tục và hệ quả pháp lý. Hoạt động thanh tra đã được luật hóa và thực hiện có hiệu quả trong nhiều năm qua. Hoạt động kiểm tra là hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào phân định rõ hoạt động thanh tra và kiểm tra. Để tạo thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước có cơ sở pháp lý để lựa chọn công cụ thanh tra, kiểm tra phục vụ yêu cầu quản lý, Dự thảo Luật đã phân định rõ hoạt động thanh tra và kiểm tra (Điều 9, Dự thảo Luật), cụ thể là:
- Thanh tra là hoạt động của cơ quan thanh tra Nhà nước có thẩm quyền để xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý.
Thanh tra chuyên ngành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
- Kiểm tra là hoạt động được thực hiện thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý nhằm đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trật tự quản lý.
Trách nhiệm quản lý Nhà nước và thẩm quyền tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh
Dự thảo Luật đã xác định rõ các chức danh có thẩm quyền tổ chức hoạt động thanh tra gồm: Thủ tướng Chính phủ; Tổng Thanh tra Chính phủ; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; chủ tịch UBND cấp tỉnh. Chỉ có cơ quan thanh tra được thành lập theo quy định của Luật này mới được phép tiến hành hoạt động thanh tra. Bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm điều hòa, phối hợp hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình nhằm đạt được hiệu lực quản lý Nhà nước, đồng thời không gây phiền hà cho đối tượng quản lý.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng đã quy định trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, cho ý kiến chỉ đạo đối với các dự thảo kết luận thanh tra, xử lý kịp thời kiến nghị thanh tra và trực tiếp chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật chuyên ngành, thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tổ chức hoạt động kiểm tra thường xuyên để xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân, bảo đảm trật tự, hiệu quả của công tác quản lý trong lĩnh vực và địa bàn thuộc trách nhiệm của mình.
Bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra với hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý trong phạm vi quản lý của bộ, ngành và địa phương mình quản lý, bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo, gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm các hoạt động thanh tra cơ bản chỉ thực hiện theo kế hoạch, các hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính
Trên cơ sở rà soát, tổng kết các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Ban soạn thảo đã thiết kế nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nói chung và các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính nói riêng theo nhóm chức năng, nhiệm vụ bao gồm: trong lĩnh vực thanh tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan thanh tra và nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan thanh tra.
Các quy định này đảm bảo phù hợp, thống nhất với các văn bản pháp luật có quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra Nhà nước được quy định tại Luật Thanh tra hiện hành, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản pháp luật có liên quan.
Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về những nội dung cơ bản của Luật thanh tra năm 2010. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận