Dưới góc độ nghiên cứu chung, có thể hiểu quốc phòng là tâp hợp những hành động, hoạt động tổ chức, thực hiện của một quốc gia nhằm mục đích bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược của quốc gia khác, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Mời bạn tham khảo bài viết:Những điểm mới của Luật Quốc phòng năm 2018 chi tiết nhất để biết thêm chi tiết.
Những nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng năm 2018
1. Quốc phòng là gì? Vai trò của quốc phòng là gì?
- Dưới góc độ nghiên cứu chung, có thể hiểu quốc phòng là tâp hợp những hành động, hoạt động tổ chức, thực hiện của một quốc gia nhằm mục đích bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược của quốc gia khác, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, dân tộc.
Nhằm hiện thực hóa vai trò của quốc phòng, Luật Quốc phòng 2018 ra đời, theo đó, quốc phòng được hiểu là:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
…
=> Từ đây, có thể nhận thấy, quốc phòng có nhiệm vụ chính là giữ nước. Giữ nước được hiểu là bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia đối với đất đai, vùng trời, vùng biển, thềm lục địa…
Để bảo vệ, giữ được toàn vẹn lãnh thổ thì quốc phòng lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, sức mạnh quân sự là đặc trưng và phải huy động toàn bộ tiềm lực quốc phòng (toàn bộ khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước).
- Tầm quan trọng của quốc phòng đối với mỗi quốc gia, dân tộc được thể hiện thông qua những khía cạnh sau đây:
+ Quốc phòng là yếu tố then chốt, là nhân tố mang tính quyết định đến sự an toàn, tồn vong của một dân tộc, vùng lãnh thổ. Chỉ khi quốc gia, vùng lãnh thổ độc lập, an toàn thì mới có căn cứ để phát triển kinh tế, xã hội, chính trị.
+ Quốc phòng là cách để bảo vệ tốt nhất thành quả độc lập của quốc gia cũng như là phương pháp để tấn công những nhân tố xâm phạm đến quyền chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Pháp luật quốc tế không cho phép việc xâm lược, tấn công một quốc gia khác mà cho phép quốc gia được quyền tự vệ (Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc) và cho phép trả đũa, đáp trả nếu quốc gia bị tấn công từ bên ngoài.
Vì vậy, có thể nhận định, quốc phòng là xương sống trong công cuộc bảo vệ, gìn giữ đất nước cũng như là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội.
2. Tiềm lực quốc phòng của mỗi quốc gia có được từ nhân tố nào?
Để có thể bảo vệ, gìn giữ đất nước, quốc gia thì nền quốc phòng phải vững mạnh, mà muốn vững mạnh thì nền quốc phòng phải phụ thuộc các nhân tố cấu thành.
Dưới góc độ pháp lý, khoản 2 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định tiềm lực của quốc phòng là tập hợp khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước.
Suy rộng ra, các yếu tố tạo thành này có thể được phân tích cụ thể như sau:
- Nhân lực: Chỉ con người, chính xác hơn là số lượng, chất lượng, trình độ của con người khi thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng. Nói rộng ra, thì đây chính là một trong những bộ phận cấu thành sức mạnh quân sự. Sức mạnh quân sự phản ánh khả năng bảo vệ, gìn giữ và giải quyết những xung đột với các quốc gia, vùng lãnh thổ có ý định xâm lược khác;
- Vật lực: Dùng để chỉ toàn bộ những công cụ, phương tiện…hữu hình như tàu, súng, đạn dược,...để thực hiện các mục tiêu quốc phòng;
- Tài chính: Để chỉ tiền bạc chi tiêu cho quốc phòng. Tiền đầu tư vào quốc phòng phải đúng, phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu;
- Tinh thần: Sự đoàn kết, tin tưởng, cùng chung lý tưởng, ý chí. Đây cũng là nhân tố vô cùng quan trọng để tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia.
Ngoài 4 nhân tố quan trọng trên, còn một vài nhân tố khác cũng có ảnh hưởng/tác động rất lớn đến nền quốc phòng của mỗi quốc gia, dân tộc, gồm:
- Địa hình, cảnh quan tự nhiên: Đây là yếu tố tự nhiên, khách quan nhưng cũng là một trong những nhân tố giúp quốc gia đó có các cách triển khai, tổ chức quốc phòng phù hợp. Các lợi thế về tự nhiên có thể được sử dụng để làm ưu thế cho việc phòng vệ;
- Kích thước lãnh thổ: Kích thước, diện tích lãnh thổ liên quan đến việc lựa chọn phương án bố trí phòng thủ, tự vệ hoặc tấn công khi có xâm lược. Rõ ràng rằng, những quốc gia có diện tích rộng lớn sẽ có nhiều phương án phòng thủ, tự vệ hơn so với các quốc gia có diện tích nhỏ hơn;
- Vị trí tiếp giáp: Vị trí tự nhiên của quốc gia, vị trí tiếp giáp cũng là lợi thế hoặc bất lợi trong việc thực hiện các hoạt động quốc phòng. Ví dụ, quốc gia tiếp giáp với đất liền nhiều hơn tiếp giáp biển thì thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng phải khác so với quốc gia chỉ tiếp giáp với biển/chỉ tiếp giáp với đất liền;
- Khả năng/tiềm lực kinh tế: Kinh tế lớn mạnh thì mới có thể hỗ trợ cho quốc phòng lớn mạnh được. Phải có nguồn tài chính, nguồn tiền để đầu tư, nâng cấp phương tiện, trang thiết bị cho quốc phòng;
Như vậy, tiềm lực quân sự được cấu thành bởi các nhân tố đã nêu trên.
3. Chính sách của Nhà nước về quốc phòng hiện nay là gì?
…
3. Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
…
Bốn là, thực hiện huy động nguồn lực trong nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng (nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước);
Năm là, trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho quốc phòng;
Sáu là, phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảy là, thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Đồng thời, Nhà nước có chính sách đặc thù ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng;
Tám là, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng được Nhà nước ghi nhận công lao và khen thưởng kịp thời theo quy định;
Như vậy, 8 chính sách lớn, đặc biệt của Nhà nước về quốc phòng đang được áp dụng hiện nay được chúng tôi nêu trên là những chính sách nhằm củng cố, xây dựng, phát triển nền quốc phòng của đất nước ta.
4. Những nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng năm 2018
Theo đó, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định phòng thủ quân khu là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước, bao gồm các hoạt động xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn quân khu. Nhiệm vụ phòng thủ quân khu bao gồm: 1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức chuẩn bị và thực hiện phòng thủ quân khu. 2. Xây dựng cơ quan, đơn vị của quân khu vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, Dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu vững mạnh và rộng khắp. 3. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị của quân khu; phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện phòng thủ dân sự và các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp xây dựng khu vực phòng thủ thành thế liên hoàn, vững chắc toàn diện; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn quân khu. 5. Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp địa phương kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế - xã hội trong lập quy hoạch, kế hoạch, dự án và tham gia thẩm định theo thẩm quyền; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại; tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; xây dựng, quản lý các khu kinh tế - quốc phòng được giao; giáo dục quốc phòng và an ninh; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc phòng; xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng; chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quân khu. 6. Phối hợp đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn quân khu; thực hiện đối ngoại quốc phòng. 7. Phối hợp địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị của quân khu tham gia xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. 8. Phối hợp cơ quan, đơn vị Công an nhân dân và lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. 9. Thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
Luật Quốc phòng năm 2018 giao Chính phủ quy định việc chỉ đạo, chỉ huy, mối quan hệ phối hợp, công tác bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng thủ quân khu.
- Về khu vực phòng thủ (Điều 9)
Kế thừa khoản 4 Điều 3 Luật Quốc phòng năm 2005, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định khu vực phòng thủ là bộ phận hợp thành phòng thủ quân khu, bao gồm các hoạt động về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; được tổ chức theo địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, lấy xây dựng cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương. Điểm mới nổi bật của nội dung này là quy định đối ngoại là một trong những tiềm lực trong khu vực phòng thủ (điểm b khoản 2 Điều 9), đây là sự phát triển mới, nhằm thể chế quan điểm của Đảng bảo vệ tổ quốc từ xa, từ sớm và bổ sung quy định khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước (khoản 3 Điều 9), để phù hợp với tính chất nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô Hà Nội và quy định của Luật Thủ đô.
- Về giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 10)
Kế thừa các quy định của Chương 3 Luật Quốc phòng năm 2005, để thể chế Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới và thống nhất với các quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013, Luật Quốc phòng năm 2018 sửa đổi, bổ sung nội dung này theo hướng quy định giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện trong phạm vi cả nước với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp cho từng đối tượng. Nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm: 1. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên, người học trong các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. 3. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Về động viên quốc phòng (Điều 11)
Kế thừa Điều 10 Luật Quốc phòng năm 2005, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc một số địa phương phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ động viên quốc phòng bao gồm: 1. Động viên mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân bảo đảm cho quốc phòng. 2. Động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh. 3. Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; xây dựng và mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ. 4. Động viên công nghiệp. 5. Chuyển tổ chức, hoạt động của các Bộ, ngành trung ương, địa phương từ thời bình sang thời chiến. 6. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc tổ chức xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện động viên quốc phòng theo quy định của Chính phủ.
- Công nghiệp quốc phòng, an ninh (Điều 12)
Nội dung này được xây dựng trên cơ sở kế thừa Chương 4 Luật Quốc phòng năm 2005 đồng thời bổ sung một số nội dung nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh trong một chỉnh thể thống nhất, không tách rời nhau, do nhà nước quản lý, điều hành, phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, nhất là Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban chấp hành Trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Điều 68 Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định: 1. Công nghiệp quốc phòng, an ninh là bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh, là ngành đặc thù, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị, vật tư, thiết bị kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng, an ninh bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Nhà nước có chính sách, cơ chế đặc thù, xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; tăng cường tiềm lực, tận dụng và phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh; huy động tối đa thành tựu của nền công nghiệp quốc gia phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh; đầu tư có trọng điểm cho vũ khí, trang bị công nghệ cao; phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế. 3. Chính phủ chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 4. Nguyên tắc, chính sách, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động, quy hoạch, kế hoạch, nguồn lực, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghiệp quốc phòng, an ninh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Về phòng thủ dân sự (Điều 13)
Nội dung này được xây dựng trên cơ sở kế thừa Chương 5 Luật Quốc phòng năm 2005 đồng thời luật hóa một số quy định quan trọng của Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự. Theo đó, Luật Quốc phòng năm 2018 quy định phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Nội dung bài viết:
Bình luận