Việc vay nợ ngân hàng trở nên phổ biến, nhiều người lợi dụng việc này để thực hiện hành vi vay nợ sau đó không trả hoặc trả không đúng hạn, Để tránh hệ thông các ngân hàng bị ảnh hưởng về việc này, người ta sinh ra một hệ thống để tra cứu lịch sử nợ của khách hàng. Vậy nếu nợ xấu thì có vay thế chấp được không? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Hình minh họa cho nợ xấu có được vay thế chấp ngân hàng
1. Nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi, đây là một thuật ngữ dùng để biểu thị tình trạng nợ quá hạn, nợ lâu ngày không trả. Khi người vay không thể chi trả khoản nợ đúng như thời gian quy định trong hợp đồng, thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày sẽ bị liệt vào nợ xấu.
Những người bị đưa vào danh sách nợ xấu, thông tin của của họ sẽ được thống kê trên hệ thống của Trung Tâm Thông tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam CIC. Người vướng nợ xấu sẽ bị hạn chế rất nhiều khi có nhu cầu vay vốn tại hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính tín dụng. Nợ xấu được chia ra thành 5 nhóm với các mức độ khác nhau như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Đây là nhóm nợ xấu ít nghiêm trọng nhất. Với trường hợp nợ trong hạn, có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Nợ quá hạn dưới 10 ngày, được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi cùng với lãi còn lại đúng hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Với nhóm nợ xấu này, là những đối tượng khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 10-90 ngày. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Các đối tượng bị liệt vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các trường hợp: có khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu dưới 30 ngày.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Các trường hợp bị liệt vào nhóm nợ xấu 4 bao gồm: Nợ quá hạn từ 180 – 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần đầu từ 30 – 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần thứ 2 quá hạn dưới 30 ngày.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Đây là nhóm nợ xấu nghiêm trọng nhất, các trường hợp bị liệt vào nhóm nợ xấu này bao gồm: nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá 90, nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 2 quá 30 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên.
Xem thêm:
- Nợ xấu là gì, có mấy nhóm?
- Tác hại ít ai ngờ của nợ xấu
- Các dịch vụ tín dụng tại FE Credit
- Lý giải ngân hàng không hỗ trợ khách hàng có nợ xấu
2. xấu có thể vay thế chấp ngân hàng được không?
Các ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng sẽ dựa vào lịch sử tín dụng của từng cá nhân để quyết định có hỗ trợ vay vốn cho hay không. Chính vì thế mà tùy vào tình trạng nợ xấu, khách hàng sẽ được xem xét và duyệt khoản vay.
Đối với nợ xấu nhóm 1, 2
Nếu bị liệt vài danh sách nợ xấu, cho dù là nợ xấu nhóm 1 ít nghiêm trọng nhất thì bạn cũng sẽ gặp phải những hạn chế khi thực hiện các khoản vay thế chấp tại ngân hàng.
Tuy nhiên khi rơi vào nợ xấu nhóm 1, 2 sau khi tất toán khoản vay đầy đủ, bạn sẽ vẫn có cơ hội được ngân hàng hỗ trợ cho vay.
Tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng, điều kiện để được xem xét và duyệt khoản vay nợ xấu là khác nhau.Điều kiện để được hỗ trợ vay nợ xấu nhóm 1, 2 như sau:
- Chỉ xem xét cho vay thế chấp nợ xấu với những trường hợp nợ xấu dưới 1 tháng.
- Bắt buộc phải chứng minh thu nhập để đảm bảo khả năng chi trả nợ.
- Bắt buộc phải chứng minh được lý do nợ xấu là là khách quan, không cố ý.
- Tài sản thế chấp phải có giá trị, được đánh giá cao, hạn mức vay không quá cao so với giá trị tài sản.
Đối với nợ xấu nhóm 3, 4, 5
Từ nhóm nợ xấu thứ 3 trở đi, gần như không có bất cứ ngân hàng nào hỗ trợ bạn thực hiện vay thế chấp. Để tiếp tục vay vốn tại ngân hàng, bạn buộc phải tất toán nợ xấu đầy đủ và chờ đợi được xóa nợ xấu trên hệ thống của trung tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam.
Tuy không thể tại ngân hàng khi rơi vào nợ xấu nhóm 3,4,5 nhưng có rất nhiều tổ chức tín dụng vẫn hỗ trợ cho vay các nhóm nợ xấu này. Nhiều khách hàng đã lựa chọn giải pháp vay online tín chấp với hạn mức thấp khi cần vay vốn mà lại vướng phải nợ xấu.
3. Thời hạn xóa nợ xấu như thế nào?
Tùy vào tình trạng nợ xấu mà thời gian xóa lịch sử nợ xấu trên hệ thống của CIC sẽ khác nhau. Theo quy định của CIC thời gian xóa nợ xấu của từng nhóm nợ xấu như sau.
- Nợ xấu nhóm 1: Đối với nhóm nợ này chỉ cần thanh toán nợ đúng hạn sẽ không gặp vấn đề khi thực hiện vay lại.
- Nợ xấu nhóm 2: Sau khi tất toán nợ đầy đủ cả gốc lẫn lãi, lịch sử nợ xấu sẽ được xóa trên hệ thống CIC sau 12 tháng.
- Nợ xấu nhóm 3, 4, 5: Sau khi tất toán nợ đầy đủ cả gốc lẫn lãi, lịch sử nợ xấu sẽ được xóa trên hệ thống CIC sau 5 năm.
4. Danh sách ngân hàng cho vay thế chấp nợ xấu
Hầu như tất cả các hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đều bài trừ và không chấp nhận cho vay nợ xấu. Tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng có các chính sách hỗ trợ đối với các khách hàng vay vốn có lý do vướng phải nợ xấu khách quan và có nguồn thu nhập ổn định.
Tùy vào mức độ nợ xấu và điều kiện mà bạn đáp ứng được, ngân hàng sẽ xem xét và duyệt hồ sơ vay vốn của bạn. Bạn chỉ có thể được xem xét cho vay thế chấp ngân hàng trong thời điểm bị nợ xấu khi thuộc nhóm nợ xấu 1 và 2.
Đối với nhóm nợ 3,4,5 bắt buộc phải thanh toán đầy đủ khoản vay cả gốc và lãi, được xóa nợ xấu sau 5 năm bạn mới có thể thực hiện vay lại. Danh sách các ngân hàng hỗ trợ xem xét cho vay thế chấp nợ xấu:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Thương Tín ( Sacombank)
- Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kiên Long Bank)
- Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV)
- Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)
5. Lưu ý gì khi vay thế chấp nợ xấu?
Trên thực tế, không có bất cứ ngân hàng nào công khai cho vay đối với các trường hợp đang bị nợ xấu. Vì vậy không nên tới trực tiếp phòng giao dịch của các ngân hàng và hỏi về thông tin cho vay nợ xấu. Chắc chắn bạn sẽ bị nhân viên ngân hàng từ chối vì đây là quy định.
Tìm hiểu kỹ thông tin, chính sách của các ngân hàng cho vay nợ xấu vì không phải ngân hàng nào cũng hỗ trợ và chính sách của các ngân hàng sẽ khác nhau. Vay vốn trong thời điểm bị nợ xấu bạn phải chấp nhận rằng khoản vay của bạn có hạn mức không quá cao. Lựa chọn hạn mức phù hợp tỷ lệ duyệt hồ sơ vay sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó hãy cung cấp đầy đủ và trung thực về thông tin tình trạng nợ xấu của bạn. Cố gắng chứng minh lý do bị nợ xấu bởi yếu tố khách quan và không cố ý. Chứng minh bạn có thu nhập tốt và ổn định để tăng tỷ lệ được duyệt khoản vay.
Trên đây là các thông tin về Nợ xấu có vay thế chấp được không? [Cập nhật 2023] mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận