Vay thấu chi là gì, có ưu điểm và nhược điểm thế nào? Vay thế chấp, vay tín chấp thì đã quá phổ biến, nhưng vay thấu chi thì không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Trong bài viết Vay thấu chi và những điều bạn chưa biết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp tất cả những thông tin quan trọng nhất liên quan đến giải pháp tài chính này, giúp bạn đọc có thêm lựa chọn khi đi vay vốn tại ngân hàng.

1. Vay thấu chi là gì?
Hiểu đơn giản, vay thấu chi là việc ngân hàng tạm ứng một khoản vay khi bạn thanh toán vượt quá số tiền thực có trong tài khoản.
Cũng nên lưu ý rằng, ngân hàng chỉ ứng tiền theo một hạn mức thấu chi nhất định. Thực tế cho thấy, mặc dù hạn mức này thường không lớn, nhưng mức lãi suất áp dụng lại khá cao. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, hình thức vay vốn này chỉ nên thực hiện khi có nhu cầu chi tiêu rất gấp, mà số tiền thiếu không quá nhiều.
Tóm lại, để hiểu rõ khái niệm vay thấu chi là gì, bạn cần nắm chắc một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Là hình thức trả sau: Điều này giống với cách hoạt động của thẻ tín dụng (Credit Card), tức là bạn có thể mua sắm, chi trả hóa đơn,… dù số tiền hiện có trong tài khoản không đủ để thanh toán. Ngân hàng sẽ ứng trước và bạn trả nợ sau đó.
- Hạn mức vay thấu chi không quá lớn, nhưng đa dạng: Tùy thuộc vào lịch sử điểm tín dụng, cũng như độ uy tín của chủ tài khoản, mà ngân hàng có thể đưa ra hạn mức khác nhau.
- Đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng: Như đã nói, vay thấu chi phù hợp với những người có nhu cầu sử dụng tiền gấp.
2. Đặc điểm của vay thấu chi là gì?
Vay thấu chi là một loại hình vay được ít biết đến, so với hình thức vay vốn thế chấp, vay vốn tín chấp hay rút tiền mặt qua thẻ tín dụng. Do tính chất rủi ro của nó (sử dụng trước và trả lại sau), cho nên khi xem xét để cho vay thấu chi thì ngân hàng/tổ chức tín dụng cần thẩm định kỹ lưỡng.
Việc vay thấu chi thường chỉ cho các nhân viên đang làm việc tại chính tổ chức tín dụng đó (có lương trả đều đặn qua tài khoản hàng tháng) và một số khách hàng VIP đã có quan hệ tốt, lâu năm với ngân hàng/ tổ chức tín dụng.
Một số ngân hàng/tổ chức tín dụng cũng có nhiều phương án đa dạng khách hàng được sử dụng dịch vụ vay thấu chi, nhưng có thể là thế chấp thêm tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro. Từ đó sinh ra hai loại vay thấu chi tín chấp và vay thấu chi có tài sản đảm bảo.
Hạn mức vay thấu chi tương đối đa dạng. Hạn mức của hình thức vay này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố liên quan đến thu nhập, lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn. Hạn mức thấu chi tối đa trên thị trường hiện nay có thể lên đến 5 lần lương (đối với hình thức vay thấu chi phổ biến);
Hình thức này thường được sử dụng để đáp ứng cho những ai có nhu cầu tiêu dùng một cách bất chợt, đột xuất.
Có thể cần đến xét duyệt tài sản, nhưng cũng có thể không. Thực tế không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng cho bạn có thể vay thấu chi được.
Đa số tổ chức tài chính áp dụng lãi suất thấu chi cực kì cao, đến hơn 1.5 lần so với mức lãi suất thông thường. Cũng là vì tính chất rủi ro và bên cạnh đó là hạn mức của nó thường lớn hơn hạn mức thẻ tín dụng khoảng 5-10 lần, cho nên lãi suất áp dụng cho hình thức này tương đối cao. Người vay nên cân nhắc chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và nhanh chóng thu xếp để trả nợ dần, tránh tiền lãi phát sinh nhiều.
3. Các hình thức vay thấu chi
Có 2 hình thức chính là cho vay thấu chi không có bảo đảm và cho vay thấu chi tín chấp (không có bảo đảm). Cụ thể như sau:
- Các khoản vay ngắn hạn không có bảo đảm: Phân hệ này không cần tài sản thế chấp mà sẽ dựa trên lịch sử tín dụng của bạn. Hạn mức khoản vay của bạn thường không cao, khoảng 35 lần mức lương
- Khoản vay thế chấp thấu chi: Hình thức vay thấu chi này yêu cầu tài sản thế chấp. Đó là lý do tại sao hạn mức cho vay phụ thuộc vào giá trị của tài sản thế chấp. Hạn mức bảo hiểm thường cao, lên đến hàng trăm triệu đồng.
4. Cách tính lãi vay thấu chi
Lãi suất vay thấu chi sẽ được tính theo công thức sau:
Tổng tiền lãi thấu chi tháng = ∑ (dư nợ thấu chi thực thế * lãi suất thấu chi/360 * số ngày thấu chi thực tế)
Để dễ hiểu hơn, các bạn có thể xem ví dụ bên dưới đây: Số tiền bạn nợ thấu chi là 5 triệu (tức là khi tài khoản bạn còn 0 đồng, bạn vay thấu chi ngân hàng là 5 triệu). Lãi suất: 25%/năm. Thời gian: 1 tháng.
Vậy, sau khi áp dụng công thức trên và tính ra được tổng tiền lãi thấu chi tháng cra bạn sẽ là là: 104.166 VND.
5. Đánh giá ưu và nhược điểm của cho vay thấu chi
Về ưu điểm, cho vay thấu chi đem đến một số lợi ích nổi bật hơn so với các hình thức vay vốn khác, ví dụ:
- Độ linh hoạt cao: Khách hàng có thể được ứng trước tiền để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như mua sắm, thanh toán hóa đơn, sản xuất kinh doanh…
- Không yêu cầu tài sản đảm bảo: Đối với hình thức vay thấu chi tín chấp, khách hàng không cần có tài sản đảm bảo. Điều này giúp bạn dễ dàng tiếp cận với gói vay hơn.
- Thời gian nhanh chóng: Thời gian xử lý hồ sơ vay thấu chí rất nhanh chóng, giúp bạn đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngay lập tức.
- Đa dạng trong loại tiền cho vay: Bạn có thể vay thấu chi bằng đồng ngoại tệ hoặc nội tệ.
Bên cạnh đó, ở hình thức này vẫn tồn tại một số nhược điểm khiến khách hàng cảm thấy ngần ngại khi lựa chọn, bao gồm:
- Hạn mức thấp: Hạn mức vay thấu chi thường thấp hơn nhiều so với các vay thế chấp, vay tín chấp,… Con số này có thể bị giới hạn ở khoảng 100 triệu đồng đối với khoản vay thấu chi không tài sản đảm bảo, 1 tỷ đồng với khoản vay thấu chi có tài sản đảm bảo.
- Lãi suất cao: Có hạn mức không lớn, nhưng ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất khá cao đối với khoản vay thấu chi. Số tiền bạn phải trả có thể rất đắt đỏ, nếu kéo dài thời hạn vay.
- Khách hàng phải đáp ứng đủ điều kiện: Mặc dù có thời gian xét duyệt nhanh chóng, thủ tục dễ dàng, nhưng không phải ai cũng có khả năng vay thấu chi. Phía ngân hàng sẽ xem xét rất kỹ lịch sử tín dụng, cũng như năng lực tài chính chủ tài khoản.
6. Hồ sơ vay thấu chi
Sau khi cảm thấy mình đã đủ điều kiện để vay thấu chi, người vay cần chuẩn bị một số giấy tờ và hồ sơ để thực hiện thủ tục vay nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu:
- Giấy yêu cầu mở tài khoản (Nếu chưa có tài khoản tại ngân hàng);
- Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi theo mẫu tại ngân hàng;
- CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực;
- Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú dài hạn;
- Các giấy tờ chứng minh thu nhập như: Hợp đồng lao động, sao kê lương, quyết định lương, quyết định bổ nhiệm, sao kê lương 3 tháng gần nhất…;
- Các giấy tờ khác theo quy định của từng ngân hàng (Nếu có).
Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Vay thấu chi và những điều bạn chưa biết cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận