Nợ dài hạn là thuật ngữ thường thấy trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán hay trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vậy nợ dài hạn là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến công ty? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết Nợ dài hạn là gì? (cập nhật 2022)
1. Nợ dài hạn là gì?
Nợ dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.
Nợ dài hạn là các khoản nợ phải trả đến hạn sau một năm hoặc trong thời gian hoạt động bình thường của công ty. Khoảng thời gian hoạt động bình thường là khoảng thời gian cần thiết để một công ty biến hàng tồn kho thành tiền mặt. Trên bảng cân đối kế toán đã phân loại , các khoản nợ phải trả được tách biệt giữa nợ ngắn hạn và dài hạn để giúp người sử dụng đánh giá tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.
Nợ dài hạn đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay...), cải tiến và mở rộng sản xuất quy mô lớn. Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án.
Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài, thì những biến động không dự tính có thể xảy ra càng lớn, chẳng hạn như công ty rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài dẫn đến không có khả năng chi trả nợ vay.
Nợ dài hạn cung cấp cho người xem báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán thêm thông tin về sự phát triển lâu dài của công ty, trong khi nợ ngắn hạn thông báo cho người sử dụng nợ mà công ty đang nợ trong kỳ hiện tại. Trên bảng cân đối kế toán, các tài khoản được liệt kê theo thứ tự thanh khoản, do đó nợ dài hạn đứng sau nợ ngắn hạn.
2. Các chỉ tiêu nợ dài hạn
Để xác định nợ dài hạn người ta thường dùng những chỉ tiêu phổ biến sau:
- Phải trả người bán dài hạn;
- Người mua trả tiền trước dài hạn;
- Chi phí phải trả dài hạn;
- Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh;
- Phải trả nội bộ dài hạn;
- Doanh thu chưa thực hiện dài hạn;
- Phải trả dài hạn khác;
- Vay và nợ thuê tài chính dài hạn;
- Trái phiếu chuyển đổi;
- Cổ phiếu ưu đãi;
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
- Dự phòng phải trả dài hạn;
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản.
Hệ số nợ phản ánh tất cả các khoản nợ phải trả (mọi kì nợ và với mọi chủ nợ), nó cung cấp thông tin về mức độ bảo vệ cho các chủ nợ trước rủi ro không thể trả nợ của doanh nghiệp cũng như thông tin về những cơ hội mà doanh nghiệp có thể vay thêm.
Tuy nhiên, nợ được ghi trong bảng cân đối kế toán chỉ đơn giản là số dư nợ mà không được điều chỉnh khi lãi suất thị trường thay đổi, cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất khi khoản nợ được phát hành hoặc không được điều chỉnh theo thay đổi của rủi ro.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu
Thừa số vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu
Thông thường, các nhà phân tích tài chính quan tâm nhiều tới tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn bởi vì các khoản nợ ngắn hạn hay thay đổi nên không phản ánh chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu phản ánh hệ số nợ dài hạn thường được sử dụng.
Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)
Một chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để phản ánh tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp là khả năng chi trả lãi: Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay.
Tỉ lệ này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập để trả lãi. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hơn khả năng trả lãi, cần cộng thêm khấu hao vào thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) cũng như đưa thêm các chi phí tài chính khác như chi cho hoàn trả vốn gốc và chi trả tiền thuê mua vào phần lãi phải trả (interest).
Hệ số EBIT = (EBIT + Khấu hao)/Lãi vay
3. Nợ dài hạn ảnh hưởng như thế nào?
Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính dài hạn của doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng còn phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho đầu tư của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.
Các chỉ tiêu này càng cao thì xác suất không bị rơi vào tình trạng không trả được nợ của doanh nghiệp càng lớn. Mặt khác, tỉ lệ vay nợ cao lại tạo ra những lợi ích cho doanh nghiệp vì chi phí trả lãi được khấu trừ thuế, đồng thời có nguồn vốn để đầu tư kinh doanh.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi nợ dài hạn là gì (cập nhật 2022). Quý Khách hàng hãy liên hệ Văn phòng Luật sư ACC để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!
Nội dung bài viết:
Bình luận