Niên hiệu là gì? (Cập nhật 2024)

Đã từ lâu, những cái tên như: Quang Trung, Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, … đã trở nên rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Đó chính là niên hiệu của những vị vua nước ta xuyên suốt các thời hiệu. Vậy, niên hiệu là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để được hiểu rõ hơn.

Niên hiệu là gì
Niên hiệu là gì

1. Niên hiệu là gì?

Hiện nay, theo Từ điển tiếng việt, có thể nói, niên hiệu chính là Hiệu của vua đặt ra để tính năm. Trong đó, “niên” chính là năm, và “hiệu” nghĩa là danh hiệu. Theo từ điển Luật học, niên hiệu được định nghĩa là: "Tên do mỗi ông vua, dưới chế độ phong kiến, khi lên ngôi đặt cho triều đại của mình và dùng để tính số năm ở ngôi kèm theo thứ tự của năm”

Từ đó, có thể thấy, đối với câu hỏi niên hiệu là gì, có thể trả lời một cách ngắn gọn nhất chính là: Niên hiệu chính là danh hiệu của một vị vua dưới các triều đại phong kiến, thường được đặt khi vị vua đó lên ngôi để thần dân trong nước gọi, thay vì gọi thẳng vào tên chánh của vị vua đó sẽ là phạm úy. Niên hiệu khẳng định quyền cai trị của các vị vua và phân biệt thời kỳ cai trị của các vị vua khác ở các triều đại phong kiến khác.

2. Ý nghĩa của niên hiệu

Theo lịch sử, niên hiệu bắt nguồn từ triết vương quyền trong Nho giáo. Theo lý thuyết này, vua trị nước chính là do mệnh trời nên các sắc dụ của vua ban ra đều được mở đầu bằng câu Thế Thiên Hành Đạo, nghĩa là thay trời hành đạo. Điều đó thể hiện rằng, lời của vua cũng chính là lời của mệnh trời.

Bên cạnh đó, triết lý vương quyền của Nho giáo còn coi vua là con trời nên vua phải là mẫu người đạo đức, nhân từ.

3. Nguyên tắc chọn niên hiệu

Bên cạnh việc tìm được câu trả lời đối với câu hỏi: niên hiệu là gì, việc lựa chọn niên hiệu theo nguyên tắc nào cũng đang rất được quan tâm đến. Có thể thấy, niên hiệu như một cái tên thứ hai của mỗi vị vua. Đó không chỉ là tên, là đại diện của vị vua đó mà còn là khẳng định quyền cai trị của vị vua đó và phân biệt với thời kỳ cai trị của vị vua khác ở các triều đại phong kiến khác. Do đó, việc quyết định niên hiệu là vô cùng quan trọng. Thông thường, khi lựa chọn niên hiệu, sẽ có hai nguyên tắc quan trọng khi đặt niên hiệu bao gồm: về mặt phát âm và về mặt ý nghĩa

- Về mặt phát âm, phải chọn chữ nào đọc lên nghe âm vang và trong sáng

- Về mặt ý nghĩa, phải chọn chữ nói lên được sự tốt lành, thái bình, và đội ơn thần linh.

4. Hình thức của niên hiệu

Theo lịch sử, việc đặt niên hiệu thường sẽ không cố định bao nhiêu chữ hay có một hình thức cụ thể nào cả. Tuy nhiên, thông thường niên hiệu sẽ có 2 chữ, cũng có 3, 4, và nhiều nhất là 6 chữ.

5. Mục đích của niên hiệu

Đối với câu hỏi: niên hiệu là gì đã tìm được câu trả lời, từ đó, có thể suy ra niên hiệu sẽ có hai mục đích bao gồm:

- Tránh phạm úy: như ta đã biết, thời phong kiến, việc gọi thẳng tên vua sẽ được coi là phạm úy và sẽ bị xử phạt rất nặng. Do đó, niên hiệu ra đời chính là để việc gọi tên vua sẽ không bị coi là phạm úy. Đồng thời cũng là thể hiện sự tôn kính khi gọi tên của vua

- Thần thánh hóa: Như đã đề cập ở trên, niên hiệu thường chọn những chữ nói lên được sự tốt lành, thái bình, và đội ơn thần linh. Do đó, không chỉ để tránh phạm úy, khi lựa chọn niên hiệu, các vị vua cũng thường chọn những từ ngũ âm vang và trong sáng, thể hiện cao cả, tốt đẹp và to lớn của bản thân mình.

Trên đây chính là những trình bày của ACC nhằm giúp quý độc giả tìm được câu trả lời cho câu hỏi: niên hiệu là gì. Mong rằng, sau khi đã theo dõi bài viết trên, quý độc giả đã tìm hiểu hơn về niên hiệu là gì cũng như những vấn đề liên quan đến niên hiệu

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (949 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo