Những vụ việc vi phạm luật bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 gồm 16 chương, 171 điều; được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác. Vậy luật bảo vệ môi trường là gì? Những vụ việc vi phạm luật bảo vệ môi trường. Hãy cùng  ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc giả tham khảo.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
Những vụ việc vi phạm luật bảo vệ môi trường

1. Luật bảo vệ môi trường là gì?

Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 gồm: 16 chương, 171 điều.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác.

2. Những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường

Theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như sau:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Những vụ việc vi phạm luật bảo vệ môi trường

Các vụ vi phạm về môi trường Việt Nam 2016 ghi lại những vụ vi phạm về môi trường ở Việt Nam được báo chí đưa tin trong năm 2016.

Vào Tháng 3 năm 2016:

Vụ việc: Xây Resort không giấy phép tại VQG Ba Vì

Xem chi tiết tại: Công trình Le Mont Bavi Resort & Spa

Ngày 29-2-2016, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo đình chỉ xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa tại Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội), yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp thành lập ngay đoàn thanh tra, làm rõ vi phạm tại công trình resort. Công trình Le Mont Bavi Resort & Spa do Công ty TNHH Phát triển công nghệ (CFTD) làm chủ đầu tư tọa lạc ở độ cao 600 m (cốt 600) giữa VQG Ba Vì. Đây là khu nghỉ dưỡng 4 sao bề thế với hàng chục khách sạn, biệt thự, bể bơi... đã gần như hoàn tất và đưa vào sử dụng trong khi chưa được phê duyệt dự án lẫn giấy phép xây dựng. Theo báo Tuổi Trẻ, ban giám đốc Vườn quốc gia Ba Vì (thuộc Bộ NN&PTNT) đã nhận của Công ty TNHH Phát triển công nghệ 8 tỉ đồng và giao 53ha đất rừng cho doanh nghiệp xây dựng khu resort này với thời hạn 50 năm.

Vụ việc: Quặng tặc ở Tuyên Quang

Theo phản ánh của người dân địa phương, có một nhóm "quặng tặc" hoạt động công khai tại thôn Khuôn Bén xã Công Đa huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dùng máy xúc và ô tô khai thác vận chuyển số lượng lớn quặng pazit (Baryt) đi tiêu thụ. Ngày 17/3, tổ công tác của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh tới khu vực khai thác quặng thu giữ được số quặng, còn các phương tiện như ô tô, máy móc 2 máy xúc và 1 giàn sàng tuyển quặng cỡ lớn thì lại không tịch thu.

Vào Tháng 4 năm 2016:

Vụ xả thải ra biển của Formosa Vũng Áng

Chính quyền Việt Nam đã có bằng chứng việc cá chết hàng loạt ven biển 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên-Huế là từ việc xả thải ra biển của công ty Formosa Vũng Áng. Công ty này đã thừa nhân và chịu bồi thường 500 triệu USD.

Cá chết hàng loạt tại sông Bưởi

Công ty CP mía đường Hòa Bình (trụ sở tại xã Tân Mỹ, Lạc Sơn, Hòa Bình) thừa nhận đã xả nước thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi. Việc xả thải bẩn diễn ra nhiều ngày liên tiếp trong khoảng nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Ngoài cá sinh sống trong môi trường tự nhiên, đã có gần 7 tấn cá nuôi tại các lồng bè trên sông Bưởi của người dân các xã Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Mỹ (huyện Thạch Thành) bị chết.

Những vụ việc khác như: 

Vụ việc: 70 tấn cá chết tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Vào tháng 5, trên 70 tấn cá chết được vớt lên từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Nguyên nhân dẫn đến cá chết là ô nhiễm hữu cơ và khí độc do cơn mưa đầu mùa cuốn lượng ô nhiễm chủ yếu từ hệ thống cống thoát nước từ nhiều khu vực của Q.Tân Bình ra kênh.

Vụ việc: Nước bùn tẩy rửa quặng đổ xuống suối chảy ra sông Hồng

Công ty cổ phần khoáng sản Đại Phát tại khu vực cầu Quần, thôn Khe Pháo, xã Châu Quế Hạ huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Hoàng Văn Vịnh - Chủ tịch UBND xã), tuy bị đình chỉ vẫn tiếp tục hoạt động, máy xúc, máy nghiền cùng giàn vòi phun nước vẫn xả toàn bộ tạp chất lẫn trong bùn đỏ không xử lý xuống khe suối chảy ra sông Hồng.

Vụ việc: Cá chết hàng loạt ở hồ Đại An

Kết quả phân tích mẫu nước tại hồ Đại An, thuộc phường 5, TP Đông Hà cho thấy nguồn nước ở hồ Đại An đã bị ô nhiễm nghiêm trọng từ việc xả thải của khu dân cư và các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng quanh khu vực hồ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cá chết hàng loạt được phát hiện từ tháng 6.

Vụ việc: Cát tặc ở Thanh Hóa

Mặc dù mới đây, UBND huyện Thường Xuân đã ra quyết định thu hồi đất của bãi cát trái phép của Trưởng thôn Lê Thế Đức (thôn Trung Tiến, xã Xuân Cao), nghiêm cấm hoàn toàn việc khai thác cát trên toàn huyện từ ngày 15/8/2016, nhưng bãi cát vẫn hoạt động như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Trước đó, ngày 5/6/2016, Đoàn công tác huyện Thường Xuân về hiện trường, quyết định đình chỉ hoạt động của bãi khai thác cát trái phép trên, nhưng sau đó, bãi cát vẫn tập kết xuồng máy, máy xúc hoạt động trở lại, mặc dù bãi cát được Đoàn công tác huyện rào lại bằng lưới thép B40, vẫn bị chủ bãi cát phá toang để xe chở cát hoạt động trở lại. Ngày 4/7/2016, UBND xã Xuân Cao tiếp tục gửi báo cáo tới UBND huyện Thường Xuân, thông báo về việc bãi cát hoạt động trở lại, nhưng cũng không có phản hồi.

Vụ việc: Cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Sài Gòn

Công ty TNHH nông sản Việt Phước, trụ sở tại xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước bị đề nghị xử phạt gần 300 triệu đồng do công ty có vi phạm xả nước thải bẩn chưa qua xử lý trực tiếp ra sông Sài Gòn và vứt hàng trăm xác heo chết cũng ra đó gây ước lượng khoảng 2 tấn cá chết.

Vụ việc: CCN Hoàng Gia từ 10 năm nay xả nước ô nhiễm thẳng ra môi trường xung quanh

Báo Tuổi Trẻ đưa tin vào tháng 8 năm 2016, Cụm công nghiệp (CCN) Hoàng Gia với 52 doanh nghiệp, có tổng diện tích hơn 128ha do Công ty TNHH Hoàng Gia Long An làm chủ đầu tư tại xã Mỹ Hạnh Nam, H. Đức Hòa, hoạt động suốt hơn 10 năm qua nhưng không có nhà máy xử lý nước thải trung ương. Những đường cống xả nước ô nhiễm thẳng ra môi trường xung quanh.

Vụ việc: Phá rừng trái phép ở Yên Bái

Ngày 5/8/2016, UBND huyện Văn Yên nhận được nội dung phản ánh của Báo điện tử Phapluatplus.vn về việc phát phá rừng trái pháp luật, tại thôn Gốc Mít, xã Đông An (Ông Hoàng Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND xã), đã gởi Công văn phúc đáp đề ngày 6/8/2016. Theo đó, địa điểm rừng bị phát phá tại Tiểu khu 120, khoảnh 1, thôn Gốc Mít, xã Đông An, đối tượng rừng bị phá là rừng tự nhiên sản xuất, do UBND xã Đông An quản lý, diện tích rừng bị phá là 5,542 ha. Tại báo cáo của UBND huyện Văn Yên đề ngày 9/8/2016 nêu rõ: Vụ việc phát phá rừng trên địa bàn thôn Gốc Mít, được UBND xã Đông An phát hiện xử lý từ ngày 9/7/2016. UBND xã Đông An đã không hề báo cáo UBND huyện, đến ngày 2/8/2016 mới có báo cáo gửi hạt Kiểm lâm huyện xin ý kiến chỉ đạo giải quyết vụ việc. Phó Hạt Kiểm lâm cho biết, từ ngày 18/2/2016, đã kiểm tra và bắt quả tang hành vi phát phá rừng tại khu vực thôn Gốc mít, ngày 25/2 đã lập biên bản bàn giao cho UBND xã Đông An xác minh xử lý, nhưng đến nay xã vẫn chưa giải quyết. Không chỉ riêng thôn Gốc Mít, mà tại thôn Trà cũng có 12 trường hợp, bị lập biên bản về việc phát phá rừng và cũng lâm vào tình trạng việc giải quyết bị trì trệ. Qua quan sát thực tế tại hiện trường ngày 1/8/2016, những tài liệu liên quan và hàng chục m3 gỗ rừng các loại bị lâm tặc bỏ lại, có thể khẳng định, đây là một vụ phát phá rừng với quy mô lớn, gỗ, vầu, lâm sản phụ được vận chuyển ra khỏi rừng mang đi tiêu thụ mà không hề vấp phải sự ngăn chặn của cơ quan chức năng. Không chỉ vậy, các đối tượng đã ngang nhiên xây dựng nhà tạm, chăn nuôi gia súc trên đầu nguồn nước và trên đất vi phạm, đánh đường ô tô, kéo điện lưới, hoạt động lâu dài.

3. Trách nhiệm của cá nhân và hộ gia đình đối với bảo vệ môi trường

Căn cứ Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

+ Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;

+ Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;

+ Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;

+ Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

+ Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;

+ Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

- Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân ở đô thị theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó bao gồm công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

4. Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, mới nhất là Nghị định số 45/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 07/7/2022. Theo đó, một số mức phạt với hành vi vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

- Phạt tiền tối đa 01 tỉ đồng đối với cá nhân và 02 tỉ đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngoài ra, các nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm:

+ Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với giấy phép môi trường, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường…

- Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước, cụ thể:

+ Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.

+ Phạt tiền từ 50 - 80 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường.

+ Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 - dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 - dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường.

- Phạt tiền từ 500 - 01 triệu đồng với hành vi vứt bỏ rác thải không đúng nơi quy định. Trong đó, những vi phạm về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 100 - 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

+ Phạt tiền từ 150 - 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

+ Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng…

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bên cạnh về các mức xử phạt vi phạm hành chính, Luật sư cũng cho biết, với mức độ vi phạm nặng hơn, hành vi vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường cũng sẽ bị xử lý hình sự theo các tội phạm tương ứng. Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã dành riêng Chương 19 để quy định về các tội phạm môi trường gồm:

- Tội "Gây ô nhiễm môi trường" (Điều 235);

- Tội "Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại" (Điều 236);

- Tội "Vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường" (Điều 237);

- Tội "Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông" (Điều 238);

- Tội "Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam" (Điều 239);

- Tội "Hủy hoại nguồn lợi thủy sản" (Điều 242);

- Tội "Hủy hoại rừng" (Điều 243);…

Trên đây là bài viết về Những vụ việc vi phạm luật bảo vệ môi trường mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo