Những rủi ro khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần biết

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc xuất hiện các doanh nghiệp, tập đoàn, các công ty lớn nhỏ cũng không còn quá xa lạ nữa.  Với quy định của pháp luật hiện nay nhằm tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp muốn mở công ty để thực hiện việc kinh doanh nên thủ tục để thành lập công ty cũng được quy định một cách đỡ rắc rối hơn nhằm tạo thuận lợi cho việc thành lập công ty mới. Tuy nhiên, Việc thành lập công ty, doanh nghiệp mới vẫn luôn tồn tại nhiều rủi ro mà nếu bạn là người không am hiểu về pháp luật cũng có thể mắc phải. Chính vì vậy, nhằm giúp các bạn có thể nhận biết được Những rủi ro khi thành lập công ty mà chúng tôi xin gửi đến bài viết sau đây.

Những Rủi Ro Khi Thành Lập Doanh Nghiệp
Những Rủi Ro Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

   1.Tại sao nên thành lập công ty, doanh nghiệp?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp được định nghĩa như sau: 

“ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Hiện nay, pháp luật quy định các loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Những ưu điểm khi lựa chọn thành lập doanh nghiệp, công ty:

  • Có tư cách pháp nhân
  • Quy mô rộng, không giới hạn số lượng lao động, ngành nghề kinh doanh 
  • Dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
  • Chủ công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp ( trừ doanh nghiệp tư nhân) nên không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm tài sản cho công ty. 
  • Được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng theo thủ tục pháp luật quy định

Tuy nhiên, bên cạnh có những ưu điểm nổi bật khi thành lập công ty thì việc thành lập doanh nghiệp cũng tồn tại Những rủi ro khi thành lập công ty mà bài viết đề cập dưới đây.

  2.Những rủi ro khi thành lập công ty

2.1 Rủi ro khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là bước đầu quan trọng quyết định việc kinh doanh của bạn bởi loại hình doanh nghiệp sẽ quyết định đến các yếu tố khác như: cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, chế độ chịu trách nhiệm về vốn và nghĩa vụ tài sản khác, việc góp vốn và phân chia lợi ích trong doanh nghiệp. Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định các loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp  tư nhân
  • Công ty hợp doanh

Có thể thấy rằng việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp trong kinh doanh sẽ tạo được nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển và mỗi loại hình thì thường có những ưu, nhược điểm khác nhau mà bạn cần nghiên cứu kỹ trước khi lựa chọn để tránh các rủi ro. Bởi trên thực tế cũng đã tồn tại nhiều người lựa chọn loại hình công ty cổ phần vì nghĩ là sẽ dễ huy động vốn hơn nhưng nhiều lúc mô hình này lại có hạn chế khi mà sau 3 năm thành lập thì các cổ đông sáng lập sẽ được quyền chuyển nhượng cổ phần nhưng tại thời điểm đó công ty lại chưa ổn định kinh doanh mà thay đổi cổ đông sáng lập sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Vậy nên giải pháp ổn tốt nhất đối với người mới thành lập doanh nghiệp thì nên lựa chọn Công ty TNHH vì sẽ tạo nên sự ổn định khi kinh doanh cũng như có thể chuyển đổi loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty phát triển hơn.

2.2 Rủi ro trong việc không chấp hành đúng những giấy tờ, thủ tục hành chính mà pháp luật quy định.

Có thể thấy, nhiều người khi thành lập công ty, doanh nghiệp thường đặt mối bận tâm của mình về vốn, mặt hàng kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thuê nhân viên,... nhưng lại khá lơ là và thậm chí là lựa chọn việc bỏ qua các thủ tục pháp lý và hành chính dẫn đến việc khi đối tác hoặc khách hàng có yêu cầu thì doanh nghiệp mới gấp rút chuẩn bị và thực hiện nên dẫn đến hệ lụy là đôi khi sẽ bị vuột mất cơ hội làm ăn. Có thể thấy, khi thành lập doanh nghiệp, việc chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề kinh doanh, vốn hoặc các điều kiện kinh doanh hoặc là đối với một số lĩnh vực kinh doanh yêu cầu bắt buộc đối với giấy phép chuyên ngành là việc rất quan trọng. Chính vì vậy. bạn phải luôn chú ý hoàn thành các giấy tờ, thủ tục mà pháp luật yêu cầu để có thể nắm những cơ hội hợp tác cũng như đỡ tốn kém khi bị cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra.

2.3 Rủi ro về thuế, kế toán:

Rủi ro về thuế luôn là rủi ro mà các doanh nghiệp mới thành lập gặp phải do không có nhiều am hiểu về quy định pháp luật thuế. Khi thành lập doanh nghiệp cần chú ý kê khai thuế ban đầu, xem xét việc kê khai và đóng các loại thuế tùy theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có ba loại thuế cơ bản là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, liên quan đến hoạt động sản xuất, sản phẩm đặc thù hoặc quy trình kinh doanh của doanh nghiệp còn có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất – nhập khẩu… Việc chậm nộp, trễ hạn, kê khai sai hoặc kê khai thiếu luôn là rắc rối dẫn đến thiệt hại cho DN nếu không biết cách xử lý hoặc xử lý muộn. Chính vì vậy các công ty cần để ý đến các loại thuế cần đóng để không phải gặp rủi ro liên quan đến nộp chậm, trễ hạn, kê khai thuế thiếu,...từ đó sẽ dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.

   3. Dịch vụ tư vấn Những rủi ro khi thành lập công ty của Công ty Luật ACC.

Nhằm giúp khách hàng có thêm những hiểu biết pháp lý về Những rủi ro khi thành lập công ty mà công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến Những rủi ro khi thành lập công ty cũng như tư vấn những vấn đề liên quan về vấn đề này một cách nhanh gọn, hiệu quả nhất. Theo đó, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Khàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải; 
  • Khách hàng được tư vấn trọn vẹn tất cả các điều kiện pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

4. Những câu hỏi thường gặp

Rủi ro khi không lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp?

Hạn chế được việc chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của cá nhân thành lập công ty

Hạn chế được việc tranh chấp về quyền điều hành, chồng chéo về tránh nhiệm trong cơ cấu tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp

Hạn chế được rủi ro về việc góp vốn, phân chia lợi nhuận

Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ quá cao hay quá thấp?

Đối với các cá nhân đã có kinh nghiệm trong việc mở công ty, việc đăng ký 1 số vốn điều lệ phù hợp với dự định kinh doanh luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Rủi ro khi thành lập công ty có vốn điều lệ quá ít?

Việc đăng ký số vốn điều lệ quá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp phải vay mượn thêm vốn lưu động để trang trải chi phí hoạt động của công ty. Từ đó, sinh ra các giao dịch liên kết, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc đăng ký vốn điều lệ quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng ký kết các hợp đồng có giá trị lớn hơn vốn điều lệ. Qua đó, làm mất cơ hội kinh doanh.

Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ quá cao?

Việc đăng ký vốn điều lệ quá cao so với tiềm lực thực tế của doanh nghiệp sẽ vi phạm quy định của pháp luật hiện hành. Vì đây là hành vi bị cấm theo luật doanh nghiệp 2020.

Bên cạnh đó, khi đăng ký vốn điều lệ quá cao, vượt xa khả năng tài chính thật sự của doanh nghiệp, sẽ làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

>>> Tham khảo thêm về Dịch vụ thành lập công ty cổ phần <<<

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu muốn thực hiện việc thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn còn đang phân vân về việc Những rủi ro khi thành lập công ty thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (681 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo