Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu đi du học của các học sinh, sinh viên hay thậm chí là người lao động Việt Nam ngày càng gia tăng trước xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, khi muốn đi du học, việc xin visa luôn là điều khiến nhiều người trăn trở. Vậy, trượt visa là gì? Những lí do nào thường gây ra trượt visa? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về trượt visa là gì.
Trượt visa là gì?
1. Visa là gì?
Trước khi tìm hiểu trượt visa là gì, việc nắm được khái quát về visa là điều vô cùng qua trọng.
Visa hiện nay được người dân sử dụng khá phổ biến. Đây là tên tiếng Anh của thị thực.
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thị thực là là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Như vậy, visa hay thị thực là bằng chứng xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực.
Miễn thị thực (hoặc “miễn visa”) là việc một quốc gia cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.
2. Nước nào miễn visa cho công dân Việt Nam.
Khi tìm hiểu về những thông tin liên quan đến trượt visa là gì thì việc nắm được thống kê các quốc gia miễn visa cho công dân Việt Nam cũng rất cần thiết.
Hiện nay, theo cập nhật của Bộ Ngoại giao, các nước đơn phương miễn visa cho công dân Việt Nam, gồm:
- Đài Loan miễn visa cho công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.
- Ru-ma-ni miễn visa cho công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.
- Pa-na-ma áp dụng miễn visa cho công dân Việt Nam.
- Anh miễn visa cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao.
- Belarus miễn visa 05 ngày cho công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể.
- Hồng Công miễn visa cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ...
3. Những lí do thường gây ra trượt visa.
Những giải đáp xoay quanh vấn đề trượt visa là gì và những lí do thường gây ra trượt visa được giải thích như sau:
Trượt visa là việc chủ thể không xin được visa để thực hiện các thủ tục cần thiết khác như du học hay vì lí do gia đình.
Những lí do thường gây ra trượt visa:
- Hồ sơ nộp lãnh sự quán không chứng thực:
Hồ sơ nộp không đầy đủ và không được chứng thực là lý do trượt visa phổ biến nhất. Hiện nay,có rất nhiều loại giấy tờ cần sự xác nhận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vì vậy để có thể chứng thực các loại hồ sơ là một điều không dễ dàng.
Trong trường hợp này, các bạn hãy phân loại giấy tờ một cách hợp lý nhất. Phân loại những giấy tờ cần nộp ở đâu, khi nào công chứng tránh việc sắp sếp giấy tờ một cách bừa bãi. Lưu ý: Một số giấy tờ đã công chứng có hiệu lực trong vòng 3 tháng kể từ ngày công chứng.
- Thông tin cá nhân sai lệch:
Thông tin cá nhân của chúng ta thường có nhiều điểm rắc rối khó tránh khỏi nhầm lẫn. Trường hợp thông tin cá nhân có nhiều sai sót. Hồ sơ của bạn sẽ bị trả lại ngay lập tức. Lý do điểm hình là việc nhầm lẫn giữa địa chỉ hiện đại và địa chỉ hộ khẩu. Các thông tin được dịch sai với bản gốc ban đầu.
Dó đó, khi điền thông tin cá nhân vào giấy tờ, các bạn cần phải thật phải chuẩn bị thật kỹ rồi hãy điền thông tin vào hồ sơ. Cẩn thận xem xét từng loại giấy tờ, chứng thực các thông tin cá nhân cũng là một bước rất quan trọng nhé.
- Trượt visa vì năng lực ngoại ngữ không đủ:
Hiểu biết được ngôn ngữ của đất nước mà bạn sắp đến cũng là một việc rất ưu tiên. Chưa nói đến việc khi sang một quốc gia khác, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn vì không thể thích ứng được như thế nào. Nhưng khi phỏng vấn bạn không thể hiện được trình độ hiểu biết của mình về ngôn ngữ, để trả lời các câu phỏng vấn bằng ngôn ngữ quốc gia đó. Khả năng cao là bạn sẽ rớt visa.
Giải pháp tốt nhất, hãy chăm chỉ học ngoại ngữ.Tự tin về khả năng ngôn ngữ sẽ giúp bạn nhiều trong con đường thuyết phục được lãnh sự quán.
- Đã từng trượt visa:
Chắc không ít người bị lãnh sự quán đánh trượt visa. Nhưng bên lãnh sự quán không đưa ra bất cứ lý do gì cho bạn. Khiến bạn khá hoang mang vì không biết mình đã sai ở thông tin cá nhân hay chứng minh tài chính… Trong trường hợp này hãy thật bình tĩnh và kiểm tra lại toàn bộ các giấy tờ. Chuẩn bị lại thật kỹ lưỡng, để xin cấp lại visa sau 6 tháng bị từ chối.
- Mục đích sang nước ngoài không rõ ràng:
Bạn muốn sang nước ngoài nhưng mục đích bạn đưa ra lại không rõ ràng và không thuyết phục. Nếu như vậy bên phía lãnh sự quán sẽ cảm thấy nghi ngờ về mục đích của bạn. Họ có thể sẽ đánh rớt visa của bạn. Vì lo sợ rằng bạn bỏ trốn hoặc thực hiện một số việc bất hợp phấp khác.
Vì vậy hãy xác định rõ lịch trình của mình khi muốn sang nước ngoài. Ví dụ như bạn muốn đi du học. Hãy viết chi tiết kế hoạch bạn, trường bạn muốn đến, khu vực bạn đến…. Tạo sự tin tưởng nhất định bên phía lãnh sự quán như vậy tỉ lệ đậu visa của bạn sẽ cao hơn.
- Trượt visa vì chứng minh tài chính không đủ:
Là loại giấy tờ do bạn hoặc gia đình cung cấp. Nhằm đảm bảo khả năng chỉ trả các khoản phí đã được yêu cầu. Giúp phía lãnh sự quán và Cục xuất nhập cảnh tin vào khả năng tài chính của bạn hoặc gia đình bạn. Một số loại cơ bản: Sổ tiêt kiệm, chứng minh thu nhập hàng tháng, chứng minh tài sản sở hữu…
Do đó khi muốn nhập cảnh vào một quốc gia nào đó, bạn phải chuẩn bị giấy chứng minh thu nhập thật đầy đủ và chi tiết. Những khoản thu nhập tháng, thêm nửa là những tài sản sở hữu như ô tô, nhà đất…
- Chọn học trường không phù hợp:
Tỉ lệ học sinh Việt Nam bỏ trốn khi đi du học ở các quốc gia khác là rất cao. Vì vậy nhiều trường ở nước ngoài đã thắt chặt về vấn đề nhập học của du học sinh Việt Nam. Ngoài ra, việc chọn ngành nghề phù hợp với năng lực cũng là việc rất quan trọng. Nếu không chứng minh được bản thân phù hợp với ngành nghề bạn đăng ký. Bạn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Trường đại học bị hạn chế visa
Trước khi muốn nhập học tại trường nào đó ở nước ngoài. Hãy tra kỹ thông tin về trường cũng như là tỉ lệ đậu vào trường. Tìm hiểu kỹ các thông tin về nghành nghề của trường, xem có phù hợp với năng lực của bản thân.
- Thái độ khi xin visa:
Khi đi xin visa thái độ của bạn là một điều vô cùng quan trọng. Thái độ của bạn sẽ là bước đầu đánh giá con người của bạn có đủ tư cách nhận được visa để đến với đất nước của họ hay không
Hãy luôn luôn lịch sự và lễ phép, ăn mặc phù hợp để mang lại ấn tượng tốt từ cái nhìn đầu tiên… Có những trường hợp người đến xin visa vì có thái độ không tốt mà đã bị từ chối visa, dù hồ sơ đã đầy đủ.
- Đã từng đi xuất khẩu lao động:
Nhiều người đã từng đi xuất khẩu lao động tại một quốc gia nào đó, muốn trở lại làm việc hoặc du học tại đây thêm một lần nữa. Khả năng cao là bạn sẽ bị từ chối visa. Vì bên phía lãnh sự quán lo sợ rằng, bạn quay lại đất nước của họ với một mục đích không tốt. Có khả năng vi phạm pháp luật cao.
Biện pháp tốt nhất trong trường hợp này, bạn phải chứng minh được trong quá trình xuất khẩu lao động kỳ trước. Bạn đã không vi phạm luật pháp và hoàn thành tốt hợp đồng lao động. Khi trở lại Việt Nam, bạn cũng không phạm bất kỳ tiền án, tiền sự nào,… Làm sáng tỏ mục đích sang nước ngoài của bạn. Tạo ra tiền đề giúp phía lãnh sự quán xem xét kỹ hơn về hồ sơ của bạn.
- Trượt visa vì chưa bao giờ đi nước ngoài:
Hộ chiếu trắng chưa từng đi du lịch nước ngoài. Thật lạ khi đây cũng là một lý do trượt visa. Nhưng nó thật sự cũng là một lý do khiến visa của bạn đi từ chối. Nếu có thể, bạn hãy đi du lịch một số nơi ở khu vực Đông Nam Á. Những chuyến đi như vậy, sẽ khiến visa của bạn có hiệu lực hơn và tạo thêm cơ hội đậu visa.
Những vấn đề liên quan đến trượt visa là gì cũng như các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được các thông tin về trượt visa là gì sẽ giúp người dân thực hiện thủ tục xin visa thuận tiện, dễ dàng hơn và tránh những lí do thường gặp dễ bị trượt visa.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến việc trượt visa là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận