Những khó khăn, thách thức trong kiểm định chất lượng giáo dục

Hơn một thập kỷ xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu ban đầu. Khung pháp lý đã được hoàn thiện; các nhà quản lý giáo dục, cán bộ và giảng viên đã làm quen với một số thuật ngữ liên quan như kiểm định, tự đánh giá, đánh giá ngoài,.. song vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Mời quý đọc giả hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin về những khó khăn, thách thức trong kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam nhé!
Những khó khăn, thách thức trong kiểm định chất lượng giáo dục

Những khó khăn, thách thức trong kiểm định chất lượng giáo dục

I.Kiểm định chất lượng giáo dục là gì?

Kiểm định chất lượng (accreditation) là đánh giá tiến trình hoạt động và kết quả của cơ sở đào tạo đại học hay một chương trình học theo một quy trình và tiêu chuẩn được xác định rõ ràng.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một số thành tựu, bao gồm: việc xây dựng khung chính sách; thành lập các tổ chức kiểm định; hoàn thành báo cáo tự đánh giá của hầu hết các trường đại học; thực hiện đánh giá ngoài tại một số cơ sở giáo dục, một số trường đại học đã được cấp chứng chỉ kiểm định. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức liên quan đến tính độc lập của các tổ chức kiểm định, nguồn nhân lực, tiêu chuẩn và tiêu chí kiểm định, nhận thức của các cơ sở giáo dục về kiểm định và tốc độ thực hiện công tác kiểm định giáo dục .
Bất chấp hơn một thập kỷ phát triển, hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam dường như phải đối mặt với một số thách thức lớn.
Kiểm định Chất Lượng Giáo Dục,timviec365.com.vn

II. Khó khăn, thách thức trong kiểm định chất lượng giáo dục

1. Cơ chế, chính sách về kiểm định chất lượng chưa thực sự hoàn thiện

Hệ thống pháp lý về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục được xây dựng xây dựng khá đầy đủ, nhưng thực tế hoạt động BĐ&KĐCL còn nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém.g. Những quy định đều nêu rõ kiểm định ở Việt Nam là bắt buộc và kiểm định là nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và giải trình với các bên liên quan về thực trạng chất lượng giáo dục của chương trình đào tạo hoặc cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, cụ thể các trường sẽ nhận được gì nếu thực hiện tốt kiểm định trường và chương trình ngoài giấy chứng nhận kiểm định. Ngược lại, nếu một trường không thực hiện việc kiểm định chất lượng theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc qua kiểm định nhưng không đạt chất lượng thì sẽ bị xử phạt thế nào?

2. Thiếu sự quyết tâm, cam kết thực hiện từ chính ban Giám hiệu nhà trường, trước hết là hiệu trưởng.

Hoạt động kiểm định chất lượng nói chung và công tác tự đánh giá nói riêng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự tham gia, đồng lòng của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thực tiễn cho thấy, nếu Ban giám hiệu nhà trường có nhận thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao thì công tác tự đánh giá và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài của trường mới có thể thực hiện đúng quy trình, đạt hiệu quả. Sự quyết tâm, cam kết thực hiện cũng sẽ tạo động lực cho tập thể cùng hướng đến mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Thực tế có không ít các đơn vị việc tự đánh giá còn chiếu lệ, hình thức, còn né tránh khi đăng ký đánh giá ngoài.

3. Nguồn nhân lực để triển khai hoạt động kiểm định còn quá mỏng, nhiều kiểm định viên thiếu năng lực. 
Một trong những thách thức lớn để triển khai kế hoạch kiểm định chất lượng là nguồn nhân lực. đội ngũ cán bộ chất lượng giáo dục đại học trong toàn hệ thống còn quá mỏng. Ở cấp quản lí nhà nước, hiện tại chỉ có 5 cán bộ của Cục Quản lí chất lượng làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước về đảm bảo và kiểm định chất lượng đối với các trung tâm kiểm định, các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm. Các trung tâm kiểm định chất lượng cũng thiếu cán bộ. Hiện tại mỗi trung tâm chỉ có trên dưới 10 cán bộ làm nhiệm vụ chuẩn bị cho các đoàn đánh giá ngoài cũng như những phần việc ‘hậu cần’ khác. Đặc biệt hầu hết các trường đều thiếu cán bộ chuyên trách về đảm bảo chất lượng.

Hầu hết các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá là cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách nhiều công việc ở trư­ờng, bận giảng dạy nên ít đầu t­ư đư­ợc thời gian thoả đáng cho hoạt động tự đánh giá. Bên cạnh đó, các nhóm viết báo cáo tự đánh giá còn thiếu kinh nghiệm, nhiều người chưa được tập huấn bồi dưỡng các kĩ thuật thu thập, xử lý thông tin, minh chứng. Còn thiếu sự phối hợp giữa các nhóm trong quá trình tự đánh giá. Các buổi thảo luận chung trong Hội đồng tự đánh giá chưa được quan tâm đúng mức. Chính những điều này gây khó khăn cho công tác kiểm định chất lượng khi các đoàn đánh giá ngoài đến làm việc với nhà trường lại chủ yếu nghiên cứu trên bộ hồ sơ tự đánh giá của nhà trường.

III. Một số kiến nghị

  1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về kiểm định chất lượng giáo dục 

Để thúc đẩy hệ thống kiểm định chất lượng phát triển và ổn định thì một trong những điều quan trọng nhất là phải hoàn thiện cơ chế chính sách. Đối với Việt Nam, việc ưu tiên hiện nay là hoàn thiện cơ chế thưởng - phạt trong lĩnh vực đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Cơ quan quản lí nhà nước cần đưa ra những chính sách hợp lí để khuyến khích những cơ sở giáo dục làm tốt công tác kiểm định chất lượng hoặc xử lí những cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo không đạt chất lượng

2. Tổ chức có hiệu quả hơn công tác tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, để thấy rằng một trong các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục. Tạo điều kiện để phụ huynh, học sinh và xã hội giám sát kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục đã đạt. Thực hiện thanh tra, kiểm tra để đảm bảo tính minh bạch, chính xác, khách quan trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh việc đôn đốc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục: xây dựng kế hoạch tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài, kế hoạch cải tiến chất lượng, hồ sơ lưu trữ…Coi trọng công tác sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá, rà soát, rút kinh nghiệm. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục rà soát những tiêu chí, chỉ số chưa đạt, chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch để nâng cấp độ đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
 ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về thực trạng việc kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Tài liệu tham khảo:
  1. https://tapchigiaoduc.edu.vn/article/86889/221/kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-thanh-tuu-va-thach-thuc-sau-12-nam-phat-trien/
  2. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2017-2020- Nguyễn Hữu Cương

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo