Trong lĩnh vực kinh doanh, việc doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu để nhiều khách hàng biết đến là cả một quá trình lâu dài. Thay vào đó, để kinh doanh hiệu quả, ít phải đầu tư vốn và hạn chế rủi ro, nhiều người đã lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì và cần lưu ý điều gì khi ta nhượng quyền thương hiệu? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên với điều kiện bên được nhượng phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu.
Mô hình nhượng quyền thương hiệu tương đối phổ biến, hiện nay, nhượng quyền thương hiệu đã phát triển thành hoạt động tích hợp các công việc từ marketing, cho đến kinh doanh và hoạt động phân phối.
Chẳng hạn, Highlands Coffee là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê top 10 thương hiệu nhượng quyền được nhiều người yêu thích nhất ở Việt Nam hiện nay. Cho tới thời điểm này, Highlands đã có mặt tại hơn 400 địa điểm trên cả nước với vị trí “đặc địa” và doanh thu “khủng”, do đó hoạt động nhượng quyền của thương hiệu này được nhiều những nhà đầu tư quan tâm.
2. Các hình thức của nhượng quyền thương hiệu
2.1 Nhượng quyền công việc
Đây là hình thức nhượng quyền với vốn đầu tư thấp, bên nhận quyền thường là một cá nhân tại những địa phương, muốn bắt đầu công việc kinh doanh và điều hành doanh nghiệp một mình. Bên nhận quyền sẽ phải mua một số trang thiết bị, sản phẩm, phương tiện…với mục tiêu đáp ứng hoàn thành tốt công việc.
Một số dịch vụ thuộc nhóm này bao gồm: đại lý vé máy bay, địa lý du lịch, xe bán cà phê, dịch vụ sửa chữa máy lạnh, vệ sinh, sửa chữa lắp đặt, bất động sản, vận chuyển, tổ chức sự kiện hoặc các khu vui chơi dành cho trẻ em.
2.2 Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối sản phẩm)
Hình thức nhượng quyền này dựa trên nền tảng sản phẩm, được tạo dựng trên mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối. Tại hình thức này, bên nhận quyền phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cấp phép nhãn hiệu của mình, nhưng không cung cấp toàn bộ (chỉ cung cấp một phần), hướng dẫn hệ thống kinh doanh, vận hành doanh nghiệp.
Hình thức này sử dụng chủ yếu tại những ngành hàng/ sản phẩm lớn, như ô tô, phụ tùng sửa chữa ô tô, máy bán hàng tự động, máy vi tính, xe đạp, xe máy, các thiết bị gia dụng…
2.3 Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Bên nhận quyền mô hình kinh doanh được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền, điểm khác biệt và quan trọng trong mô hình này là bên nhận quyền được đầu tư, hướng dẫn vận hành, marketing sản phẩm hoặc dịch vụ.
Tại hình thức này, bên nhượng quyền đã thiết lập và sẽ cung cấp một kế hoạch và quy trình thực hiện chi tiết về mọi hoạt động, cung cấp việc đào tạo, chuyển giao và hỗ trợ liên tục với mục tiêu kiểm soát chất lượng. Hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh là hình thức nhượng quyền phổ biến số 1 trong tất cả các hình thức nhượng quyền, phổ biến là cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, quán trà sữa, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, phòng tập thể hình và nhiều lĩnh vực khác…
2.4 Nhượng quyền đầu tư
Trong trường hợp dự án có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn như các dự án bất động sản, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn. Các bên nhận quyền đầu tư, sẽ tham gia góp vốn và đứng vào đội ngũ quản lý để vận hành công việc kinh doanh, và tạo ra lợi tức từ khoản đầu tư ban đầu của mình, sau đó thu hồi vốn và gia tăng tỷ lệ lợi nhuận.
2.5 Nhượng quyền chuyển đổi
Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp đã có một lượng chi nhánh hoạt động hiệu quả (tối thiểu là 6) và có mục tiêu phát triển thương hiệu mạnh hơn, phủ rộng hơn. Tại những địa điểm bên nhượng quyền đã hoạt động ổn định và có doanh thu tốt, có thể chuyển đổi những địa điểm này cho bên nhận quyền, nhượng lại (cửa hàng, cơ sở vật chất, con người…) cho bên nhận quyền. Hiểu đơn giản hơn, hình thức này yêu cầu bên nhận quyền chỉ cần đầu tư hoặc trực tiếp tham gia quản lý địa điểm có sẵn với doanh thu ổn định.
3. Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu
3.1 Ưu điểm
- Tăng độ phủ thương hiệu: Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của nhượng quyền thương hiệu là giúp tăng độ phủ sóng và mang hình ảnh thương hiệu xuất hiện rộng rãi, qua đó giúp tăng nhận diện cho thương hiệu trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
- Có được nguồn vốn khởi đầu tốt: Trường hợp doanh nghiệp đang có hình ảnh thương hiệu tốt nhưng thiếu nguồn vốn để phát triển. Bên nhận nhượng quyền sẽ cung cấp một khoản tiền đều đặn và thường xuyên, giúp tăng vốn khởi đầu cho việc phát triển nhiều phạm vi.
- Đào tạo nhân viên tốt: Khi sự mở rộng quy mô trên nhiều địa điểm, yêu cầu đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp phải có năng lực để bắt kịp tốc độ tăng trưởng. Từ đó đào thải những người không phù hợp, đào tạo những cá nhân nhân viên có nền tảng tốt.
- Tạo hệ thống thương hiệu: Nhượng quyền thương hiệu mở rộng địa điểm, hệ thống phân phối và tính tích hợp trong công việc. Từ hoạt động của những đối tượng nhận nhượng quyền giúp mở rộng ra và tạo hệ thống thương hiệu riêng biệt.
- Tạo doanh thu đều đặn: Khi thực hiện hoạt động nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền sẽ nhận được nguồn doanh thu mới từ chi phí nhượng quyền và bản quyền từ hoạt động nhượng quyền.
3.2 Nhược điểm
- Không sở hữu hoàn toàn về thương hiệu: Bên nhận nhượng quyền không phải chủ sở hữu của thương hiệu mà chỉ có quyền kinh doanh theo thỏa thuận về thương hiệu.
- Rủi ro hiệu ứng “chuỗi”: Được hiểu là khi một cơ sở gặp phải vấn đề, dẫn đến không hài lòng của khách hàng thì có thể ảnh hưởng lớn đến những cơ sở khác trong cùng thương hiệu.
- Cạnh tranh: Những cửa hàng nhượng quyền có thể cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến các trường hợp không đồng bộ trong hoạt động. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.
- Thiếu sự đột phá: Đó là sự đột phá và sáng tạo trong hoạt động bị hạn chế, khi mà các hoạt động được quy định theo hợp đồng từ đầu và yêu cầu về thương hiệu.
4. Làm sao để định giá nhượng quyền thương hiệu?

Làm sao để định giá nhượng quyền thương hiệu
Phân khúc thị trường
Thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, nhưng cũng có sự khác biệt ở mỗi thị trường. Thị trường của thương hiệu được chia theo nhiều nhóm khách hàng, theo các tiêu chuẩn khác nhau. Có thể theo lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ, khu vực địa lý, kênh phân phối… Tổng giá trị của các phân khúc thị trường là yếu tố quan trọng cấu thành nên giá nhượng quyền thương hiệu.
Xem xét chi phí
Đây là một trong các yếu tố chính quyết định đến chi phí nhượng quyền thương hiệu. Tổng hợp tất cả các chi phí bạn phải chi trả cho việc đưa doanh nghiệp vào trạng thái hoạt động. Bao gồm chi phí setup, phát triển, truyền thông, quảng cáo…
Nhu cầu khách hàng
Xác định phần trăm mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đến nhu cầu của khách hàng. Các khoản doanh thu, lợi nhuận do uy tín thương hiệu tạo ra trên thị trường. Cộng với các yếu tố khác để xác định giá nhượng quyền thương hiệu sao cho phù hợp nhất.
Tính cạnh tranh
Bạn cần xác định khả năng cạnh tranh với những thương hiệu trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Để xác định được phần trăm rủi ro của các yếu tố cạnh tranh, ảnh hưởng đến sự phát triển của thương hiệu trong tương lai. Việc tính toán này dựa vào tốc độ tăng trưởng, xu hướng thị trường… trong tương lai.
Bên cạnh việc xác định được giá nhượng quyền, mô hình tính toán này còn rất hữu ích trong việc quản trị doanh nghiệp. Giúp bạn xác định và đánh giá hiệu quả kinh doanh, quản lý thương hiệu và cơ hội phát triển ở thị trường mới.
5. Điều kiện nhượng quyền thương hiệu?
- Có đăng ký kinh doanh;
- Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.
Đăng ký thương hiệu là vấn đề quan trọng nhất khi nhượng quyền. Có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị nhượng quyền gặp lỗi như:
- Đăng ký thương hiệu không kịp thời: Việc đăng ký thương hiệu không kịp thời có thể dẫn đến hệ quả là thương hiệu bị đăng ký trước hoặc mới dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy về bản chất khi chưa được cấp văn bằng (sau 18 – 24 tháng nộp hồ sơ) thì cá nhân chưa được Nhà nước công nhận quyền sở hữu với nhãn hiệu này. Nếu chưa có quyền sở hữu thì không thể định đoạt hay sử dụng.
- Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu. Việt Nam theo hệ thống “First to file” (nộp trước được ưu tiên). Vì vậy thì việc nộp hồ sơ đăng ký sau sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp không sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn mới
- Không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp. Khi một cửa hàng kinh doanh thành công và có lãi nhưng lại đang vận hành dưới hình thức là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm, góp vốn sẽ bị hạn chế.
- Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục đối tác rằng quy trình sản xuất đảm bảo và được cơ quan Nhà nước chứng nhận. Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện này không chỉ là bắt buộc mà còn có tác động không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
6. Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu.
Nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn mở một doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách rõ ràng các yếu tố từ thương hiệu nhượng quyền, sản phẩm hay dịch vụ đó có đang phát triển tốt hay không.
Chọn thương hiệu phù hợp
Sau khi đã xem xét thị trường, bạn cần lựa chọn thương hiệu phù hợp để thực hiện nhượng quyền kinh doanh. Đầu tiên hãy xét về vấn đề tài chính, bạn nên chuẩn bị kĩ nguồn tài chính vì khi nhượng quyền kinh doanh bạn phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ. Vì vậy, cần phải chọn thương hiệu phù hợp với tình hình tài chính của mình.
Thứ hai, cần dự đoán hiệu quả kinh doanh khi sử dụng thương hiệu này. Hãy quan sát thử các cửa hàng đã được nhượng quyền thương hiệu kinh doanh như thế nào trong thời gian qua và khách hàng có thường xuyên lựa chọn thương hiệu này không.
Cuối cùng là tính đến mặt văn hóa. Bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng để xem thương hiệu đó có phù hợp với giá trị văn hóa của người dân địa phương hay không. Nếu không thì cần thương lượng để chuyển đổi cho phù hợp.
Thủ tục nhượng quyền
Trước khi nhượng quyền kinh doanh, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh sau đây:
Nhượng quyền kinh doanh từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền kinh doanh từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
Nhượng quyền kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài bao gồm cả hoạt động nhượng quyền kinh doanh từ lãnh thổ Việt Nam vào khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Các khoản chi phí
Ngoài chi phí ban đầu, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp nhượng quyền thường có các khoản chi phí phát sinh. Vì thế cần thống nhất trước rõ ràng các khoản chi phí để tránh các tranh chấp về sau.
Với quá trình hiện đại hóa như ngày nay, người ta sẽ rất quan tâm đến thương hiệu khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên cùng với tốc độ hiện đại hóa đó, bạn hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu riêng cho mình mà không phải bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố của bên nhượng quyền và thỏa sức sáng tạo thương hiệu của mình. Bắt đầu ý tưởng của mình với việc tạo một website chưa đầy 10 phút.
7. Mọi người cùng hỏi
-
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
- Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh trong đó một người kinh doanh (franchisor) cho phép một người khác (franchisee) sử dụng thương hiệu, sản phẩm, và hệ thống kinh doanh của họ theo một hợp đồng.
-
Lợi ích của việc mua nhượng quyền thương hiệu là gì?
- Franchisee có thể sử dụng một thương hiệu đã nổi tiếng và có sẵn hệ thống kinh doanh, giúp giảm rủi ro so với khởi nghiệp từ đầu. Họ cũng được hỗ trợ về marketing, quản lý và đào tạo.
-
Phí nhượng quyền thương hiệu là gì?
- Phí nhượng quyền thương hiệu là số tiền franchisee phải trả cho franchisor để được sử dụng thương hiệu và hệ thống kinh doanh của họ. Đây bao gồm phí khởi tạo và phí hàng năm.
-
Làm thế nào để chọn một hệ thống nhượng quyền thương hiệu phù hợp?
- Việc chọn một hệ thống nhượng quyền phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn vốn, kỹ năng, sở thích, và thị trường địa phương. Cần thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng và thảo luận với các franchisee hiện tại.
-
Nhượng quyền thương hiệu có rủi ro không?
- Có, nhượng quyền thương hiệu cũng có rủi ro. Một số rủi ro có thể bao gồm sự cạnh tranh, sự phụ thuộc vào franchisor, và việc quản lý kinh doanh hàng ngày.
- Có, nhượng quyền thương hiệu cũng có rủi ro. Một số rủi ro có thể bao gồm sự cạnh tranh, sự phụ thuộc vào franchisor, và việc quản lý kinh doanh hàng ngày.
Nội dung bài viết:
Bình luận