Một số bất cập của Luật Phá Sản năm 2014 - Công ty Luật ACC

Luật Phá sản 2014 được ban hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2014, quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản, xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng cho thấy Luật Phá sản vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Hoàn thiện pháp luật về phá sản và hoàn thiện thủ tục tư pháp về phá sản là yêu cầu bức thiết để xử lý các vấn đề cấp bách hiện nay khi giải quyết vụ việc phá sản. Bài viết dưới đây của Luật ACC sẽ cung cấp cho quý bạn đọc Một số bất cập của Luật Phá sản 2014.

1. Phá sản là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

2. Bất cập về chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Trong chế định thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản  (sau đây gọi tắt chung là “Quản tài viên”) là người tiến hành thủ tục phá sản thực hiện quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản (Khoản 7, 8 ,9 Điều 4).

Theo quy định Luật Phá sản số 51/2014/QH13, chỉ có người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá  sản mới có quyền đề xuất chỉ định Quản tài viên (khoản 2 Điều 19; khoản 3 Điều 26; khoản 3 Điều 27; khoản 4 Điều 28; khoản 2 Điều 29 Luật Phá sản). Một trong những căn cứ bắt buộc để Thẩm phán ra quyết định chỉ định Quản tài viên là phải căn cứ theo đề xuất chỉ định của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (điểm b khoản 2 Điều 45 Luật Phá sản).

Trong thực tế xảy ra các trường hợp Thẩm phán ra quyết định chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (gọi tắt là “Công ty”) như sau:

Trường hợp thứ nhất: Người nộp đơn đề xuất chỉ định đích danh duy nhất một Quản tài viên thực hiện quản lý, thanh lý tài sản; Thẩm phán căn cứ vào đề xuất đó ban hành quyết định chỉ định đích danh Quản tài viên đó;

- Trường hợp thứ hai: Người nộp đơn chỉ định đích danh duy nhất một Công ty thực hiện quản lý, thanh lý tài sản; Thẩm phán căn cứ vào đề xuất đó ban hành quyết định chỉ định đích danh Công ty;

- Trường hợp thứ ba: Người nộp đơn chỉ định đích danh một Quản tài viên và một Công ty (các bên độc lập) thực hiện quản lý, thanh lý tài sản; Thẩm phán căn cứ vào đề xuất đó ban hành một quyết định chỉ định đích danh Quản tài viên đó và một quyết định chỉ định đích danh Công ty đó;

- Trường hợp thứ tư: Người nộp đơn đề xuất chỉ định đích danh duy nhất một Quản tài viên thực hiện quản lý, thanh lý tài sản; Thẩm tài phán căn cứ vào đề xuất đó ban hành quyết định chỉ định đích danh Quản viên đó; xong  Quản tài viên được chỉ định đó lại tiếp tục đề xuất Thẩm phán chỉ định thêm một Quản tài viên nữa và Thẩm phán ban hành thêm quyết định chỉ định thêm Quản tài viên;

Việc chỉ định Quản tài viên, Công ty thực hiện quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp như trường hợp 1 & 2 là đúng theo quy định, đơn giản, không vướng mắc.

3. Bất cập về thời hạn gửi giấy đòi nợ, mất quyền đòi nợ

Việc nộp giấy đòi nợ được quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Phá sản như sau: “1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày TAND ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Thực tế, tại hầu hết các quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án luôn quy định: chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho tòa án trong thời hạn 30 ngày, khi hết thời hạn này mà không có lý do chính đáng thì chủ nợ bị mất quyền đòi nợ (từ bỏ quyền đòi nợ).

Trong vụ việc phá sản Công ty Sofel (điển hình), Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu chủ nợ phải nộp giấy đòi nợ  (hồ sơ về khoản nợ) trực tiếp tại tòa án, toàn bộ hồ sơ chủ nợ do tòa án quản lý lưu giữ, sau đó Quản tài viên phải đến tòa án xem hồ sơ để lập danh sách chủ nợ; sau khi hết thời hạn 30 ngày gửi giấy đòi nợ tòa án vẫn tiếp tục nhận giấy đòi nợ (không giới hạn) và yêu cầu Quản tài viên bổ sung vào danh sách chủ nợ khi phát sinh chủ nợ mới.

4. Bất cập về xử lý tài sản đối với trường hợp chủ nợ có bảo đảm không đồng ý nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ khoản nợ có bảo đảm

Tại điểm a khoản 3 Điều 53 Luật Phá sản quy định đối với khoản nợ có bảo đảm được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó, theo quy định này tòa án sẽ giao tài sản bảo đảm cho chủ nợ có bảo đảm để cấn trừ khoản nợ có bảo đảm (tương ứng với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 303, Điều 305 Bộ luật Dân sự).

Vấn đề đặt ra

  • Trong trường hợp chủ nợ có bảo đảm không đồng ý nhận tài sản để cấn trừ nợ thì giải quyết như thế nào?
  •  Trong trường hợp chủ nợ có bảo đảm không đồng ý nhận tài sản để cấn trừ nợ mà yêu cầu Tòa án giao tài sản để chủ nợ tự tổ chức bán đấu giá, số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản sẽ được dùng thanh toán nợ cho khoản nợ có bảo đảm thì giải quyết như thế nào?

5. Bất cập về lập bảng kiểm kê tài sản

việc lập bảng kê tài sản là cực kỳ khó khăn và trở ngại nhất trong vụ việc phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được quy định tại Điều 65 Luật Phá sản. Doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.

Vấn đề đặt ra: Khi doanh nghiệp không còn người có trách nhiệm tiến hành các công việc kiểm kê tài sản, cung cấp, giao nộp thông tin hồ sơ kế toán tài sản thì giải quyết như thế nào?

6. Về chi phí thẩm định giá tài sản

Theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật Phá sản, trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều này là không chính xác thì TAND yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giá trị tài sản được xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.

Vấn đề đặt ra: Chi phí tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản lấy từ nguồn nào nếu tiền tạm ứng chi phí phá sản không đủ thanh toán? Ai phải chịu chi phí này đối với trường hợp kiểm kê, định giá tài sản bảo đảm nếu doanh nghiệp không còn tài sản khác?

7. Về giao dịch vô hiệu

Tại khoản 1 Điều 59 Luật Phá sản quy định các trường hợp giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày TAND ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu.

Tuy nhiên đối với các trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật (Điều 123 BLDS), giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124BLDS) và các trường hợp vô hiệu khác đã quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 không được luật phá sản đề cập.

Vấn đề đặt ra, nếu phát hiện có giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì xử lý như thế nào?

Trên đây là toàn bộ nội dung do Luật ACC cung cấp về Một số bất cập của Luật Phá Sản năm 2014. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo