Những bất cập, vướng mắc trong thi hành luật lâm nghiệp

luật Lâm nghiệp năm 2017, có 12 Chương với 108 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật Lâm nghiệp quy định về quy hoạch lâm nghiệp; quản lý rừng; bảo vệ rừng; phát triển rừng, sử dụng rừng; chế biến thương mại lâm sản; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và Kiểm lâm. So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Lâm nghiệp năm 2017 có rất nhiều điểm mới, nhiều quy định bổ sung được Luật hóa thay vì các quy định trong các thông tư, nghị định trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập, vướng mắc trong thi hành Luật Lâm nghiệp.

Những Bất Cập Của Luật Lâm Nghiệp

1. Thuận lợi

          Thứ nhất: Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp trong triển khai thực hiện Luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật.
          Thứ hai: Được sự phối hợp của các ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Thông tin và Truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, trong công tác phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thứ ba: Có sự tham gia tích cực của các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương, các tổ chức Đoàn, hội, các Nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật.
          Thứ tư:  Có sự đồng thuận, tiếp thu nghiêm túc, cầu thị của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng (chủ rừng) trong việc tổ chức thực hiện Luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật.
Thứ năm: Luật Lâm nghiệp với những quy định mới, quan tâm hơn đến những người trực tiếp tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, trao quyền cho người trực tiếp sản xuất trong quản lý, khai thác, chế biến lâm sản đã tạo sự đồng thuận trong đông đảo nhân dân.

2. Khó khăn, vướng mắc

          Thứ nhất: Khi triển khai Luật có thay đổi về cơ chế, chính sách so với trước đây, nên các đơn vị chủ rừng, các địa phương vẫn còn những bỡ ngỡ nhất định, tạo ra sự dè dặt trong quá trình thực hiện, áp dụng.
Thứ hai: Khi triển khai thiếu sự đồng bộ với các quy định của Luật Đất đai, Luật đầu tư. Cụ thể:
Tại Điều 14, Điều 15 quy định về giao rừng, cho thuê rừng đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, tuy nhiên không xác định việc cho thuê rừng có thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng hay không. Rừng tự nhiên với những đặc thù nhất định, cần được quy định rõ việc đấu giá hay không đấu giá để tạo hành lang pháp lý cho các địa phương khi triển khai công tác giao rừng, cho thuê rừng.
Với Luật Đầu tư, sau khi khảo sát địa điểm đề xuất đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp ý kiến của các Sở, ngành trong đó có Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để UBND tỉnh ban hành Quyết định Chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, việc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng ở địa phương thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh với phiên họp mỗi năm 2 lần. Như vậy, nếu đợi Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (mỗi năm 02 kỳ họp) sẽ chậm thu hút đầu tư và không đảm bảo thủ tục hành chính về đầu tư; trường hợp UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư khi chưa được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác sẽ không phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017.

3. Đề xuất, kiến nghị

Để đảm bảo việc thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 thực sự có hiệu quả, tạo bước đột phá trong phát triển ngành lâm nghiệp, đề nghị các cấp thẩm quyền xem xét:
Một là: Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các địa phương, các đơn vị chủ rừng. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tài trợ kinh phí cho các tập huấn, đào tạo nhằm khuyến khích các cơ quan, đơn vị cử công chức, viên chức tham gia, đồng thời qua đó nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh.
          Hai là: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đầu tư đảm bảo nội dung tương thích với những điểm mới của Luật Lâm nghiệp năm 2017, trong trường hợp cần thiết, sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới.

Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Những bất cập, vướng mắc trong thi hành luật lâm nghiệp . Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo