Nhãn hiệu với chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với các cá nhân, tổ chức khác kinh doanh cùng lĩnh vực, cùng một hàng hóa, dịch vụ. Do đó, khi đăng ký nhãn hiệu thì phải gắn với nhóm sản phẩm, dịch vụ mà cá nhân, tổ chức đó sản xuất, kinh doanh. Vậy việc phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành như thế nào? Và phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu dựa vào đâu? ACC sẽ cung cấp cho bạn những giải đáp cho vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.
Phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
1/ Tại sao phải phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần xác định được danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đi kèm với dấu hiệu đăng ký bảo hộ.
Do đó, phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu là việc lựa chọn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đi kèm với nhãn hiệu trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Mục đích của việc phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu là xác định phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu, tức xác định nhãn hiệu đăng ký sẽ được sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ nào.
Đồng thời, việc phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ cũng có vai trò quyết định về chi phí đăng ký nhãn hiệu. Số nhóm sản phẩm càng nhiều thì phí đăng ký càng nhiều.
2/ Việc phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu dựa vào đâu?
Căn cứ vào Thông báo 11954/TB-SHTT ngày 21/12/2021 về việc áp dụng bản dịch Tiếng Việt của bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022 do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành thì chủ đơn khi đăng ký nhãn hiệu sẽ phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ dựa vào Bảng phân loại hàng hóa/ dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022.
Theo Bảng phân loại hàng hóa/ dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022 được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 01-34 là các nhóm về hàng hóa, từ nhóm 35-45 là các nhóm về dịch vụ.
Người nộp đơn cần phải phân nhóm các hàng hóa/ dịch vụ dự định đăng ký phù hợp với Bảng phân loại hàng hóa/ dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022. Nếu người nộp đơn không phân loại chính xác theo bảng phân loại trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc phân loại lại trong quá trình xử lý đơn và người nộp đơn phải bổ sung phí phân loại theo quy định.
Lưu ý: Bảng phân loại hàng hóa/ dịch vụ Ni-xơ sẽ được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, người nộp đơn khi đăng ký, phân nhóm hàng hóa, dịch vụ phải lựa chọn Bảng phân loại hàng hóa/ dịch vụ Ni-xơ mới nhất tại thời điểm nộp đơn.
3/ Tiêu chí phân nhóm sản phẩm, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
- Phân nhóm hàng hóa dựa vào chức năng và mục đích
Thông thường thì sản phẩm, hàng hóa sẽ được phân loại dựa vào chức năng mục đích. Tuy nhiên, khi chức năng và mục đích của hàng hóa không được đề cập trong phần liệt kê thì hàng hóa đó sẽ được phân loại dựa trên cơ sở tương tự với hàng hóa khác trong danh mục hoặc phân theo chữ cái. Hoặc được phân loại theo một số nguyên tắc sau:
+ Trường hợp không tìm được tiêu chí khác có thể dựa vào nguyên, vật liệu cấu tạo nên sản phẩm để phân loại.
+ Đối với những hàng hóa có nhiều hơn 1 mục đích sử dụng thì sẽ được phân vào nhóm tương thích về các công dụng và chức năng.
+ Đối với những sản phẩm hàng hóa chưa hoàn chỉnh hoặc đã hoàn chỉnh nhưng nó lại được cấu tạo từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau thì sẽ được phân loại vào nhóm mà nguyên vật liệu chiếm thành phần nhiều nhất.
+ Hàng hóa có một bộ phận được tạo thành từ sản phẩm khác sẽ được phân loại cùng nhóm với sản phẩm (trừ trường hợp hàng hóa này sử dụng với mục đích khác).
+ Đối với hàng hóa là hộp đựng sản phẩm thì những hàng hóa đó sẽ được phân loại cùng nhóm với sản phẩm được đựng trong hộp đó.
- Phân nhóm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Các dịch vụ gắn nhãn hiệu sẽ được phân loại dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Dựa vào ngành hoạt động được ghi rõ trong tiêu đề từng nhóm
+ Những dịch vụ cho thuê sẽ được phân vào nhóm với dịch vụ được cung cấp bởi phương tiện cho thuê
+ Dịch vụ tư vấn sẽ cùng nhóm với dịch vụ tương tự với dịch vụ tư vấn
+ Các dịch vụ mua bán, siêu thị hay dịch vụ hàng hóa thì sẽ được phân vào nhóm 35
4/ Câu hỏi có liên quan
4.1/ Những lưu ý khi phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu
- Cần xác định đúng bản chất hoạt động kinh doanh: Việc này là người nộp đơn cần xác định đúng mình đang sản xuất sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ gắn với nhãn hiệu dự định đăng ký để phân nhóm được chính xác.
- Hiểu rõ đặc tính chuyên biệt của hàng hóa, dịch vụ: Giữa các sản phẩm, dịch vụ có thể có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên theo quy ước phân loại nhãn hiệu thì không được xếp chung một nhóm. Do đó, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu cần hiểu rõ về đặc tính chuyên biệt về sản phẩm, dịch vụ nhằm phân nhóm cho phù hợp.
- Phạm vi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền: Nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ trên tất cả lĩnh vực mà chỉ được bảo hộ trong phạm vi các sản phẩm/dịch vụ được liệt kê trong đơn đăng ký. Do đó việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ đúng sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thương hiệu sẽ được bảo hộ phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh, tránh các hành vi xâm phạm từ đối thủ.
- Liệt kê sản phẩm, dịch vụ cụ thể: Trong cùng 1 nhóm ngành đăng ký nhãn hiệu sẽ có nhiều sản phẩm nhỏ khác nhau. Vì vậy, khi tiến hành đăng ký bảo hộ, người nộp đơn cần liệt kê cụ thể những sản phẩm, dịch vụ nhỏ chứa trong ngành lớn.
- Cân nhắc sử dụng các dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu: Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mà phân loại chưa đúng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi và nộp bổ sung phí phân loại. Do đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ tư vấn từ các công ty có nhiều kinh nghiệm, am hiểu các thủ tục pháp lý về đăng ký bảo hộ thương hiệu để giúp tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian.
4.2/ Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Các bạn tham khảo qua bài viết: Đăng ký nhãn hiệu: Thủ tục, Quy trình mới nhất năm 2022
4.3/ Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là bao lâu?
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Chủ sở hữu nhãn hiệu được gia hạn văn bằng bảo hộ nhiều lần, mỗi lần 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn.
Tham khảo chi tiết tại bài viết: Các quy định pháp lý liên quan về nhãn hiệu sản phẩm
Trên đây là những thông tin pháp lý liên quan đến Phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu mà ACC muốn cập nhật với các bạn. ACC là công ty luật chuyên lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, nếu Quý khách hàng quan tâm hãy liên hệ với công tôi qua website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận