Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên hợp tác xã - Thông tin chi tiết

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Hợp tác xã có những quy định và những đặc điểm của riêng nó, khác với những loại hình doanh nghiệp khác. Do đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc trường hợp Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên hợp tác xã - Thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Người đại Diện Pháp Luật Của Hợp Tác Xã

Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên hợp tác xã- Thông tin chi tiết

1. Quy định về hợp tác xã

- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

- Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

- Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

- Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ. (xem thêm: Luật hợp tác xã 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật hợp tác xã)

Như vậy, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế hay loại hình doanh nghiệp đặc biệt: có tư cách pháp nhân, thành lập để kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực pháp luật không cấm, có điều lệ, trụ sở hoạt động rõ ràng. Hợp tác xã hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Yếu tố đặc biệt của loại hình doanh nghiệp vì được thành lập bởi một nhóm ít nhất 7 thành viên trở lên, với số lượng thành viên không hạn chế, việc gia nhập hay rút khỏi tổ chức này là tự nguyện, tự do theo điều lệ hợp tác xã, các thành viên không phân biệt vốn góp trong quyết định hoạt động của hợp tác xã. Ngoài ra mục tiêu chủ yếu là cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên góp vốn. Thành viên hợp tác xã có thể là lao động và hưởng lương trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã.

2. Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên hợp tác xã - Thông tin chi tiết

2.1. Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định khái niệm về hợp tác xã như sau:

1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, phải có ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập hợp tác xã.

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, cá nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có đơn xin gia nhập hơp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã: vốn góp của thành viên được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy đinh của điều lệ nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;
  • Cá nhân không có đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Tòa án tước quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không được là xã viên hợp tác xã.
  • So sánh quy định tại điểm a Khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012 với khoản 1 điều 17 Luật HTX 2003 ta thấy thành viên hợp tác xã được mở rộng đối tượng là người nước ngoài. Theo đó, “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” được tham gia hợp tác xã. Quy định này tạo điều kiện cho cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể tham gia hợp tác xã nếu có nhu cầu góp vốn, góp sức, đồng thời tọa thêm khả năng phát triển hơn của hợp tác xã khi mở rộng giao lưu với người nước ngoài.

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

“…1. Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.

3. Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.

4. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

* Đối với cá nhân là cán bộ, công chức:

Cán bộ, công chức muốn trở thành xã viên hợp tác xã thì điểu kiện trở thành thành viên hợp tác xã được quy định chặt chẽ hơn.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng và điều 20 Luật cán bộ, công chức, thì cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã. Theo đó, cán bộ, công chức chỉ được phép góp vốn vào hợp tác xã với tư cách người lao động trong hợp tác xã.

b. Đối với hộ gia đình:

Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật HTX 2012, hộ gia đình muốn trở thành xã viên hợp tác xã trừ hợp tác xã tạo việc làm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo pháp luật.
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dich vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn xin gia nhập và tán thành với điều lệ hơp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của Điều lệ HTX; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;

Hộ gia đình không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

Việc hô gia đình có thể trở thành thành viên hợp tác xã là sự ghi nhân vai trò kinh tế hộ gia đình, hình thức sản xuất vừa và nhỏ phù hợp với tập quán làm ăn trong nông – lâm – ngư nghiệp và các ngành nghề khác ở nước ta.

c. Đối với pháp nhân:

Điều 3 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật HTX quy định:

Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam

1. Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

2. Pháp nhân Việt Nam khi tham gia HTX phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của HTX. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

3. Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.

4. Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.

5. Các điều kiện khác do điều lệ hơp tác xã quy định.

Như vậy, pháp nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu trên sẽ được trở thành thành viên hợp tác xã. Pháp nhân không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.

d/ Đối với hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã:

Theo quy định tại khoản 2 điều 13 Luật HTX 2012 thì hợp tác xã muốn trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hơp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ hợp tác xã: Vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.

2.2. Quy định về góp vốn trong hợp tác xã

Những quy định về góp vốn điều lệ.

Vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên, hợp tác xã thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định:

+ Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

+ Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.”

Vốn góp của các thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện theo thỏa thuận nhưng phải tuân theo quy định không vượt quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã và 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã. Ngoài ra các thành viên, hợp tác xã thành viên phải góp vốn tối thiểu trong trường hợp điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định. Vốn góp tối thiểu là số vốn mà cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải góp vào vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên.

Những quy định về thời hạn, hình thức và mức góp vốn.

Theo khoản 3 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định:

Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

Theo đó, thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ của thành viên, hợp tác xã thành viên sẽ do điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định. Tuy nhiên cũng pháp luật quy định cụ thể thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng,  kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp. Điều kiện này nhằm đảm bảo hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tránh việc lợi dụng, thu vốn không hợp pháp.

Những quy định về cấp giấy chứng nhận vốn góp.

Giấy chứng nhận góp vốn là giấy tờ xác nhận số vốn mà các thành viên, hợp tác xã thành viên góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

Theo Khoản 4 và khoản 5 Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định:

"4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.

Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;

d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã."

Giấy chứng nhận góp vốn là văn bản hợp tác xã, liên hiẹp hợp tác xã cấp cho thành viên, hợp tác xã thành viên công nhận thành viên, hợp tác xã thành viên đã góp đủ, góp đúng hạn số vốn đã cam kết khi tham gia vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nội dung giấy chứng nhận góp vốn được quy định theo pháp luật,  cụ thể có đầy đủ thông tin nhằm đảm bảo tính xác thực.

Về Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên hợp tác xã - Thông tin chi tiết. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo