Kế toán giá thành là một khía cạnh quan trọng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Điều này không chỉ đơn giản là một nhiệm vụ kế toán, mà còn là một công cụ chiến lược quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kế toán giá thành là gì và vai trò quan trọng của nó trong doanh nghiệp.
1. Kế toán giá thành là gì?
Kế toán giá thành là nhân sự đảm nhận việc xác định một cách đầy đủ và chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, để từ đó làm cơ sở cho việc xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán giá thành luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.
2. Vai trò quan trọng của kế toán giá thành
Chi phí và giá thành luôn là 02 tiêu chí quan trọng được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Bởi chúng quyết định đến kết quả sản xuất và thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, vấn đề hạch toán chính xác, đúng đắn và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng.
Nhiệm vụ của kế toán chi phí và giá thành
Xem thêm: Chi phí kế toán là gì? Sự khác biệt với chi phí thuế TNDN
3. Công việc của kế toán giá thành
3.1 Tính giá thành sản phẩm
- Tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu; chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương để làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
- Căn cứ trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
- Kiểm soát và quản lý các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.
- Điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.
3.2 Hạch toán các tài khoản kế toán
- Hạch toán các loại tài khoản kế toán có liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán đã được doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.
3.3 Lập các báo cáo phân tích
- Lập bảng tổng hợp, phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch).
- Lập các báo cáo công việc định kỳ.
- Báo cáo hoạt động sản xuất: báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng).
- Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành.
- Báo cáo chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn; báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.
4. Một số công việc khác
- Theo dõi chi tiết việc nhập và xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho và xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.
- Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên có trách nhiệm liên quan thực hiện các nghiệp vụ về chi phí sản xuất, hàng tồn kho.
- Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích, báo cáo tình hình lãi lỗ.
- Phân loại, lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.
- Phối hợp với bộ phận thu mua trong việc khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kế toán chi phí và tính giá thành rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và lắp đặt. Từ tổng hợp chi phí cho đến đưa ra giá thành sản xuất cho sản phẩm của doanh nghiệp, đây là một yếu tố không thể thiếu trong quản lý tài chính của một doanh nghiệp.
Xem thêm: Thông tin về các loại chi phí kế toán trong doanh nghiệp
Nội dung bài viết:
Bình luận