Nhập khẩu thực phẩm chức năng có cần giấy phép không?

Thực phẩm chức năng cho sức khỏe là thực phẩm được sản xuất, chế biến bằng nguyên liệu chức năng có lợi cho sức khỏe con người. Thực phẩm chức năng Y tế là thực phẩm nằm giữa thực phẩm nói chung và thuốc. Người tiêu dùng mục tiêu là những người có sức khỏe thấp có ý định cải thiện thể chất của họ hoặc để ngăn ngừa bệnh tật. Theo thông tư Thông tư 43/2014/TT-BYT thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng cần phải có giấy phép theo quy định. Hãy cùng ACC giải đáp cho thắc mắc trên.

Dieu Kien Kinh Doanh Thuc Pham Chuc Nang 0601145848
Nhập khẩu thực phẩm chức năng có cần giấy phép không?

1. Mã HS của thực phẩm chức năng

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Thực phẩm chức năng  có HS thuộc Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác:

Mã HS Mô tả Thuế NK ưu đãi
– – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (food supplements) khác; hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm:
21069071 – – – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm 15
21069072 – – – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác 15
21069073 – – – Hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm 15


Tuy nhiên, cần lưu ý với thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng lỏng, có thể áp mã HS 2202.

Trường hợp xác định các mặt hàng là thực phẩm bổ sung/thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng gồm nhiều thành phần (ví dụ: nước, chiết xuất thực vật, đường, vitamin,…) dạng lỏng, đóng gói sẵn sàng để uống luôn, không phải pha loãng thêm, không chứa cồn hoặc chứa cồn có nồng độ không quá 0,5% tính theo th tích thì thuộc nhóm 22.02 “Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu, và đ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09”, phân nhóm 2202.99– Loại khác:”, mã số 2202.99.50 “- – Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng”, không phụ thuộc vào liều lượng dùng.”

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

2. Nhập khẩu thực phẩm chức năng cần giấy phép gì?

Mặt hàng thực phẩm chức năng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ y tế, khi nhập khẩu cần thực hiện công bố thực phẩm chức năng và đăng ký kiểm tra chất lượng ATTP để thông quan.

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.” Điều này quy định chính là phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàng về.

Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm) *Ghi chú: Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP

1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức min thuế nhập khu theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.

5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.

7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Quy trình và thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng

Hồ sơ hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng: 

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

b) Hợp đồng, invoice, packing list (theo quy định hiện hành, người nhập khẩu chỉ cần xuất trình invoice – Hóa đơn thương mại, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để làm rõ, có thể xuất trình cả hợp đồng, packing list với cơ quan hải quan)

c) Vận tải đơn

d) Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/xác nhận công bố phù hợp

e) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc C/O điện tử trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt

(Xem Quy định tại Khoản 5, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính)

f) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (hoặc hồ sơ chứng minh thuộc diện miễn kiểm tra chất lượng)

Quy trình thực hiện: 

  • Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3, tại TP. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội),…
  • Khai và truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt.
  • Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản.
  • Kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra
  • Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt, nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng. Nếu không đạt thì phải xuất trả.

=>> Xem chi tiết bài viết: Thực phẩm chức năng là gì?, Thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng 2023,...

4. Nhãn mác mặt hàng mặt hàng thực phẩm chức năng

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Ngoài quy định chung về nhãn mác như trên, 43/2014/TT-BYT ngày 14/04/2017 về nhãn hàng hóa có quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe  (điểm 3, phụ lục I) bao gồm các nội dung:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

5. Thuế khi nhập khẩu thực phẩm chức năng

Khi nhập khẩu thực phẩm chức năng, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của thực phẩm chức năng là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thực phẩm chức năng: nếu HS 2106, thuế nhập khẩu là 15%; nếu HS 2202:  thuế nhập khẩu là 30%

Trong trường hợp thực phẩm chức năng được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Thực phẩm chức năng có cấm nhập khẩu hay không?

Theo quy định hiện hành, thực phẩm chức năng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng theo quy định.

6.2. Nhãn mác thực phẩm chức năng được quy định như thế nào?

Sau khi hàng hóa thông quan, Quý doanh nghiệp cần dán nhãn đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành cho lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hóa / Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa / Xuất xứ hàng hóa / Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Ngoài quy định chung về nhãn mác như trên, 43/2014/TT-BYT ngày 14/04/2017 về nhãn hàng hóa có quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (điểm 3, phụ lục I) bao gồm các nội dung: Định lượng / Ngày sản xuất / Hạn sử dụng / Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng / Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản / Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có) / Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” / Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

6.3. Kinh doanh thực phẩm chức năng online có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?

TPCN muốn kinh doanh online cần có giấy phép đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng. Điều này áp dụng với cả các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể đã thành lập trước đó.

Trên đây là tư vấn của ACC về vấn đề Nhập khẩu thực phẩm chức năng có cần giấy phép. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có nhu cầu làm thủ tục xin giấy cấp phép kinh doanh nhanh chóng nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo