Nhu cầu nhập khẩu thức ăn chó mèo ngày một tăng cùng tỉ lệ nuôi chó mèo làm thú cưng ở nước ta. Về cơ bản, thức ăn chó mèo không nằm trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu vào nước ta, tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu thức ăn chó mèo vẫn phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về điều kiện, thủ tục nhập khẩu thức ăn chó mèo cập nhập mới nhất.
1. Điều kiện nhập khẩu thức ăn chó mèo
- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép
- Thức ăn chó mèo phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật đối với thức ăn hỗn hợp
- Có Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
2. Kiểm tra chất lượng nhà nước về thức ăn chó mèo nhập khẩu
Căn cứ nghị định 13/2020/NĐ-CP thức ăn chó mèo khi nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng nhà nước. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống;
- Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nội dung kiểm tra chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;
- Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;
- Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
3. Kiểm dịch sản phẩm có nguồn gốc động vật
Nếu trong thành phần sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc từ động vật thì doanh nghiệp cần thực hiện thêm thủ tục kiểm dịch động vật dành cho sản phẩm có nguồn gốc động vật.
3.1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm dịch ban hành kèm theo thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT
- Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định
- Bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (đối với doanh nghiệp trong nước) hoặc giấy phép đầu tư (đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh).
- Tài liệu liên quan đến việc nhập khẩu bò sống vào Việt Nam
3.2. Thủ tục đăng ký kiểm dịch sản phẩm
Bước 1: Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ về Cục Thú y
Bước 2: Sau 05 ngày làm việc, Cục thú y sẽ có văn bản trả lời các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch. Căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, đồng thời hướng dẫn cá nhân, tổ chức có liên quan về việc kiểm dịch động vật nhập khẩu.
Trường hợp không đồng ý kiểm dịch, Cục thú y phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.
Bước 3: Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật.
4. Thủ tục thông quan khi nhập khẩu thức ăn chó mèo
Sau khi thực hiện kiểm tra chất lượng và kiểm dịch động vật (nếu có) , chủ hàng tiến hành hoàn thành thủ tục thông quan hàng hoá để nhập khẩu. Hồ sơ dùng để thông quan bò sống nhập khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán.
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp bò được vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp bò được nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa)
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu
- Văn bản đồng ý kiểm dịch
- Văn bản kiểm tra chất lượng nhà nước
Trên đây là quy trình nhập khẩu thức ăn chó mèo vào Việt Nam, ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
Tham khảo thêm các bài viết về kiến thức pháp lý khác tại: https://accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận