Thủ tục dán nhãn năng lượng xác nhận (cập nhật 2024)

Nhắc đến nhãn năng lượng của các phương tiện, thiết bị, chắc chắn chúng ta đã được nghe đến nhãn năng lượng xác nhận và nhãn năng lượng so sánh. Vậy nhãn năng lượng xác nhận được pháp luật quy định như thế nào? Thủ tục dán nhãn năng lượng xác nhận được tiến hành ra sao? Tất cả những nội dung về nhãn xác nhận sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Công ty luật ACC.

nhãn năng lượng xác nhận

Nhãn năng lượng xác nhận

1. Nhãn năng lượng xác nhận là gì?

Trước hết cần hiểu về nhãn năng lượng nói chung. Theo Khoản 7 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 thì "Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng".

Nhãn năng lượng xác nhận là một trong hai loại nhãn năng lượng hiện hành.

Nhãn năng lượng xác nhận có hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (Ngôi sao năng lượng Việt) được hiển thị trên các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quyết định theo từng thời kỳ.

2. Thủ tục dán nhãn năng lượng xác nhận

Bước 1: Tiến hành thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho sản phẩm

Doanh nghiệp tự lấy mẫu sản phẩm, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử; gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả.

Mẫu được gửi đến Phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Đó có thể là tổ chức thử nghiệm trong nước hoặc tổ chức thử nghiệm nước ngoài. Dù là tổ chức trong nước hay nước ngoài thì phải đảm bảo:

  • Phòng thử nghiệm chuyên ngành đã được công nhận theo tiêu chuẩn của VILAS hoặc được công nhận bởi ILAC, APLAC. 
  • Phòng thử nghiệm nếu chưa được công nhận theo tiêu chuẩn của pháp luật, tuy nhiên có đủ năng lực thử nghiệm về hiệu suất năng lượng khi đáp ứng yêu cầu: Có nhân viên thử nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành kỹ thuật đối với phương tiện, thiết bị thử nghiệm; và có thiết bị thử nghiệm, được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và đủ độ chính xác để thực hiện các chỉ tiêu thử nghiệm.

Bước 2: Đăng ký dán nhãn năng lượng xác nhận cho sản phẩm

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng xác nhận gồm có những giấy tờ sau đây:

- Giấy công bố dán nhãn năng lượng theo mẫu Phụ lục 1 Thông tư 36/2016/TT-BCT. Trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán xác nhận cho sản phẩm;

- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;

- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (nếu doanh nghiệm đem mẫu đi thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm nước ngoài);

- Mẫu nhãn năng lượng xác nhận dự kiến dán cho sản phẩm.

Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc gửi online qua Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Doanh nghiệp được tự quyết định hình thức gửi hồ sơ để phù hợp và thuận tiện nhất.

Bước 3: Dán nhãn năng lượng xác nhận

Doanh nghiệp tự mình dán nhãn năng lượng xác nhận cho sản phẩm, sao cho phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký.

Nhãn xác nhận phải có các thông tin cơ bản sau:

  • Tên nhà sản xuất/nhập khẩu;
  • Mã hiệu của sản phẩm;
  • Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm;
  • Tiêu chuẩn, quy định áp dụng.

Quy cách dán nhãn năng lượng xác nhận đảm bảo quy định của Phụ lục 2 Thông tư 36/2016/TT-BCT như sau:

nhan-nang-luong-so-sanh

Theo đó, nhãn xác nhận có màu chủ đạo là xanh lá cây nhạt, xanh lá cây đậm và màu cam nhạt. Ngôi sao năng lượng màu cam nhạt ở gọn trong khung màu xanh lá nhạt và xanh lá đậm. Chữ "Tiết kiệm năng lượng" được phát triển từ font Futura MdCn Bt.

3. Những câu hỏi liên quan khi dán nhãn năng lượng xác nhận

Kích thước nhãn xác nhận khi dán lên các sản phẩm

Về nguyên tắc, kích thước nhãn xác nhận được thực hiện theo quy chuẩn đã nêu tại phụ lục 2 Thông tư 36/2016/TT-BCT. Tuy nhiên nhãn này có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với sản phẩm. Tuy nhiên việc thay đổi kích thước này không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa.

Những sản phẩm dán nhãn xác nhận

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể những sản phẩm nào thì phải dán nhãn năng lượng xác nhận. Doanh nghiệp được quyền tự lựa chọn loại nhãn năng lượng phù hợp với sản phẩm mình đưa ra thị trường.

Đình chỉ dán nhãn năng lượng xác nhận

Việc dán nhãn năng lượng xác nhận bị đình chỉ nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

- Dán nhãn xác nhận giả.

- Dán nhãn năng lượng khi chưa được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đã hết hạn, Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng bị tẩy xóa.

- Nhãn năng lượng không đúng nội dung, quy cách do Bộ Công thương ban hành hoặc ghi sai thông số hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nhãn năng lượng xác nhận mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc nào cần giải đáp, khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty luật ACC qua các thông tin sau đây để được hỗ trợ:

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo