Nhãn năng lượng gồm bao nhiêu loại (Cập nhật 2024)

Hiện nay, có một số thiết bị, phương tiện theo quy định của pháp luật phải dán nhãn năng lượng, thể hiện các thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, và các thông tin khác về sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn. Vậy hiện nay nhãn năng lượng gồm bao nhiêu loại, vấn đề này được pháp luật quy định ra sao? Mời quý khách hàng cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây của ACC.

nhãn năng lượng gồm bao nhiêu loại

Nhãn năng lượng gồm bao nhiêu loại

1. Hiểu thế nào là nhãn năng lượng?

Trước khi tìm hiểu nhãn năng lượng gồm bao nhiêu loại, chúng ta cần phải hiểu thế nào là nhãn năng lượng?

Khoản 7 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định như sau: Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Như vậy, thông qua quy định này, có thể hiểu một cách đơn giản, nhãn năng loại là một loại tem, nhãn hàng hóa được dán lên bao bì, hay dán trực tiếp lên một số mặt hàng, sản phẩm. Nhãn này cung cấp các thông tin gồm:

  • Loại năng lượng mà thiết bị, phương tiện sử dụng;
  • Mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị;
  • Hiệu suất năng lượng;
  • Các thông tin khác.

2. Nhãn năng lượng gồm bao nhiêu loại?

Hiện nay, nhãn năng lượng gồm bao nhiêu loại? Nội dung này đã được pháp luật quy định cụ thể. Theo quy định tại Nghị định 21/2011/NĐ-CP thì có 02 loại nhãn năng lượng: Nhãn so sánh và nhãn xác nhận. 

2.1 Nhãn năng lượng so sánh

- Nhãn năng lượng so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn. 

- Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất.

- Hình ảnh nhãn năng lượng so sánh tương ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng theo quy định (thể hiện bằng số sao trên nhãn):

nhan-nang-luong

- Về màu sắc, kích thước của nhãn năng lượng so sánh được quy định cụ thể tại Phụ lục 2 Thông tư 36/2016/TT-BCT.

- Các thông tin tối thiểu của nhãn so sánh năng lượng gồm:

  • Số sao in trên nhãn năng lượng: Thể hiện mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ 1 sao đến 5 sao, được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm.
  • Tên nhà sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dán nhãn năng lượng;
  • Xuất xứ: Thể hiện thông tin quốc gia, tại đó sản phẩm được sản xuất.
  • Mã sản phẩm: Là mã hiệu của phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp đăng ký dán nhãn.
  • Công suất danh định: Công suất tiêu thụ điện danh định của phương tiện, thiết bị do nhà sản xuất công bố.
  • Hiệu suất năng lượng: Là chỉ số hiệu suất năng lượng của thiết bị quy định tại TCVN.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam: Là tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng áp dụng cho phương tiện, thiết bị.

2.2 Nhãn xác nhận

- Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quyết định theo từng thời kỳ.

- Nhãn xác nhận có hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (Ngôi sao năng lượng Việt)

nhan-xac-nhan-300x273

- Mô tả về nhãn xác nhận:

  • Mô tả chi tiết màu sắc tại Phụ lục 2 Thông tư 36/2016/TT-BCT.
  • Chữ Tiết kiệm Năng lượng được phát triển từ dáng font Futura MdCn Bt;
  • Biểu tượng Nhãn xác nhận năng lượng sẽ được sử dụng trên nhiều loại sản phẩm với các kích cỡ khác nhau, do đó kích cỡ của biểu tượng cũng có thể biến đổi khác nhau cho phù hợp với từng loại sản phẩm.
  • Biểu tượng được khuyến cáo sử dụng như sau: Kích thước nhãn tối thiểu là 9x10 mm; các kích thước in lớn hơn sẽ tùy thuộc vào mức độ phù hợp so với phần diện tích được in của sản phẩm.

Như vậy, câu hỏi nhãn năng lượng gồm bao nhiêu loại đã có câu trả lời.

3. Những mặt hàng nào phải dán nhãn năng lượng?

Hiện nay, không phải bất kỳ mặt hàng đều dán nhãn năng lượng. Tại Quyết định 04/2017/QĐ-TTg đã quy định danh mục những phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng gồm có:

- Thiết bị gia dụng: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.

- Thiết bị văn phòng và thương mại: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.

- Thiết bị công nghiệp: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.

- Phương tiện giao thông vận tải: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi nhãn năng lượng gồm bao nhiêu loại mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc nào cần giải đáp, khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty luật ACC qua các thông tin sau đây để được hỗ trợ:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (812 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo