Nhân lực được xem là một trong những yếu tố chủ chốt quyết định tới sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu rõ về khái niệm và bản chất của nhân lực là gì hay chưa? Hãy cùng Luật ACC theo dõi bài viết Nhân lực là gì? (Cập nhật mới nhất 2022) dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác và chi tiết nhất.

1. Nhân lực là gì?
Nhân lực là nguồn lực xuất phát từ trong chính bản thân của từng cá nhân con người. Nhân lực bao gồm thể lực và trí lực. Nguồn lực này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của con người. Khi nguồn lực này đủ lớn, nó sẽ đáp ứng các điều kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất.
Chính vì điều đó, nhân lực tạo ra sự khác biệt so với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp (nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, máy móc…).
2. Nguồn nhân lực là gì?
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt:
- Về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ;
- Về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Nguồn lao động cũng được hiểu trên mặt số lượng. Như vậy, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học.
3. Đặc điểm của nguồn nhân lực
Thứ nhất, sức lao động nằm trong cơ thể sống của con người
Muốn cho người lao động có sức lao động tốt và ngày càng tốt thì cần:
- Về tiền lương: Trả lương theo định kì sao cho người lao động có đủ tiền chi tiêu thỏa mãn các nhu cầu của mình. Tính chất định kì phải đủ độ ngắn để đảm bảo người lao động kịp thời trang trải cho các nhu cầu hàng ngày của mình. Tiền lương là phạm trù xã hội và phải theo qui luật tiền lương thực tế ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.
- Về môi trường: Nhà quản trị cầng nhận thức đúng và tạo ra môi trường lao động hợp tác sáng tạo; nhu cầu của người lao động phải được thỏa mãn thông qua hoạt động lao động tập thể.
Thứ hai, không giống các nguồn lực khác, nguồn nhân lực có đặc điểm rất cơ bản là khi sử dụng, trình độ của người lao động có thể thay đổi theo nhiều hướng khác nhau
- Hoặc càng sử dụng lao động, sức lao động thay đổi theo hướng trình độ càng tăng lên
- Hoặc càng sử dụng lao động, sức lao động theo hướng trình độ càng kém đi
- Hoặc việc sử dụng lao động theo thời gian, sức lao động hầu như không thay đổi.
Thứ ba, nhận thức của nhà quản trị về vai trò của con người ngày càng thay đổi
- Có những nhà quản trị coi nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên vô giá, họ sẽ ứng xử theo nguyên lí tôn trọng con người, nghĩ ra các giải pháp để phát huy sức sáng tạo của con người.
- Cũng có những nhà quản trị không coi nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng, họ đối xử với nguồn nhân lực như với các nguồn lực khác, doanh nghiệp đó vẫn có thể tồn tại song khó có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh với kết quả và hiệu quả cao.
- Lại có những nhà quản trị coi thường nguồn nhân lực, họ sẽ ứng xử theo nguyên lí không tôn trọng con người, tiền lương luôn là giải pháp cuối cùng mà họ tính đến.
Thứ tư, thị trường lao động là thị trường cạnh tranh
Thị trường lao động là nơi doanh nghiệp và người có sức lao động gặp nhau và thỏa thuận với nhau về việc doanh nghiệp sử dụng sức lao động của người lao động. Trong cơ chế thị trường, thị trường lao động là thị trường cạnh tranh: cạnh tranh sử dụng lao động và trạnh tranh tìm kiếm công ăn việc làm.
Thời đại ngày nay là thời đại nguồn nhân lực đã mang tính toàn cầu: người lao động có quyền dịch chuyển, tham gia lao động ở nước này hay nước khác, tương tự, người sử dụng lao động cũng có quyền thuê mướn lao động ở nước này hay nước khác.
4. Vai trò của nguồn nhân lực
4.1. Đảm bảo sự phát triển cho tổ chức
Việc hoạch định nguồn nhân lực cho từng phòng ban, đặt đúng người, đúng việc và giữ – phát triển nhân tài là hoạt động mang tính chiến lược vừa ngắn hạn vừa dài hạn của doanh nghiệp.
Ngắn hạn: hoàn thành chỉ tiêu sản xuất và cung ứng dịch vụ trong khoảng thời gian quy định theo kế hoạch.
Dài hạn: sự ổn định việc sản xuất và bảo đảm chuỗi cung ứng, tăng sáng tạo và linh hoạt cũng như gìn giữ văn hóa và bản sắc của doanh nghiệp mà chính những điều này mới đem lại vị thế cạnh tranh của chính tổ chức đó.
Trong thời buổi kinh tế mở cửa như hiện nay, nguồn nhân lực chính là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp nắm lấy cơ hội để phát triển, tăng hiệu suất và hiệu quả kinh doanh.
4.2. Nguồn lực vô tận của tổ chức
Vai trò của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp chính là năng lực vô tận cho sự sáng tạo sản phẩm và kiến tạo tổ chức. Việc giữ cho nhân sự ổn định và tối ưu hóa nguồn nhân lực là việc làm đòi hỏi có tầm chiến lược và thấu hiểu tâm sinh lý con người. Việc này được thực hiện toàn diện trên 3 khía cạnh cơ cấu, điều hành và phát triển:
Về cơ cấu: Xây dựng cách lãnh đạo cho nguồn nhân lực, tạo cho nguồn nhân lực các hệ thống (phù hợp với các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để điều khiển quá trình.
Về điều hành: Với việc điều hành này bạn phải chỉ đạo nhân lực qua việc cách ứng xử của nhân viên qua quá trình lãnh đạo nhân viên và kiểm soát hoạt động làm việc của nhân sự
Về phát triển: Là động lực mà các lớp lãnh đạo sẽ hướng nhân viên đến để học hỏi và hoàn thiện liên tục các kỹ năng cần thiết, nhằm xây dựng cơ cấu tổ chức và điều hành tổ chức.
4.3. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực tới xã hội
Phát triển kinh tế – xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.
Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế là không thể bàn cãi. Chính vì vậy, kể từ khi mở cửa nền kinh tế, nhà nước đã luôn đẩy mạnh và phát huy các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo. Bởi giáo dục – đào tạo là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người.
Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Nhân lực là gì? (Cập nhật mới nhất 2022) cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận